Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Tài nguyên nước - sạch từ đầu nguồn

Thứ sáu - 25/06/2010 00:33
Chưa bao giờ con người lại đứng trước nguy cơ thiếu nước như hiện nay. Những nguồn nước sạch bao đời nuôi sống con người lại đang bị chính con người hủy hoại. Và Việt Nam không là ngoại lệ.
Đầu nguồn nguy ngập

Tài nguyên nước ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nay đứng trước nguy cơ chịu tác động mạnh do BĐKH thì nguy cơ suy thoái lại càng tăng. Đây không phải là nhận định chủ quan mà là những ghi nhận từ thực tiễn mà các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu.   Trong tương lai không xa, biến đổi khí hậu sẽ làm suy thoái tài nguyên nước trên các lưu vực sông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của hàng chục triệu người dân và mọi hoạt động sản xuất. Theo Cục Quản lý tài nguyên nước, ngoài nguyên nhân do biến đổi khí hậu dẫn đến diễn biến thời tiết thất thường, ảnh hưởng tới nguồn nước còn có một nguyên nhân quan trọng khác là tác động của con người. Bài toán đặt ra làm thế nào để điều tiết nguồn nước một cách hợp lý để trong mùa kiệt các tỉnh hạ lưu không bị rơi vào tình trạng hạn hán như hiện nay.

Theo phản ánh của một số người dân tỉnh Sơn La, Lai Châu, vào mùa kiệt, mực nước sông Hồng trên địa bàn tỉnh lên xuống trong ngày, thông thường thấp vào buổi sáng, cao vào khoảng 4 giờ chiều. Tại công trình Thủy điện Sơn La có hiện tượng nước dao động lên xuống rất nhanh với biên độ khoảng 10-20 cm trong vòng 2-3 tiếng, giống như hiện tượng nước thủy triều lên xuống. Tại tỉnh Lai Châu, trên dòng chính sông Đà và trên sông nhánh Nậm Na, mực nước dao động rất mạnh trong ngày, chênh lệch vệt nước để lại trên bờ lên tới 2 m. Tại Hà Giang, nước sông Lô dao động với biên độ khoảng 0,5m, là hiện tượng chưa từng xảy ra vào những năm trước đây. Nước sông Đà tại Mường Tè trở nên trong hơn nhiều so với trước đây do các hồ chứa Trung Quốc đã giữ lại phù sa, làm ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh và các nguồn lợi thủy sản. Những ví dụ trên đã minh chứng rằng, nguồn nước từ phía thượng nguồn có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước ở hạ lưu.

Ông Nguyễn Tiến Dật, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình cho biết: Là tỉnh nằm ở đầu nguồn sông Nhuệ - Đáy, tài nguyên nước của tỉnh Hòa Bình vẫn còn dồi dào và trong sạch. Dù vậy, Hòa Bình hiện đang rất quan tâm đến công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn. "Để  bảo vệ tài nguyên nước, tỉnh đã đưa vào chương trình trồng rừng đầu nguồn, tổ chức các trạm quan trắc lưu vực sông nhằm đảm bảo duy trì dòng chảy trên sông. Tỉnh cũng phối hợp với ngành nông nghiệp, kế hoạch đầu tư khắc phục tình trạng ô nhiễm trên sông Đáy - Nhuệ, tập trung quan tâm đến chất lượng nước", ông Nguyễn Tiến Dật nói.

Ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện chưa bị ô nhiễm. Riêng 4 sông: Sông Lô, sông Miện, sông Nho Quế và sông Chảy (bắt nguồn từ Trung Quốc) do chưa có trạm quan trắc để kiểm tra chất lượng nước thường xuyên nên chưa đánh giá được mức độ ô nhiễm của từng nguồn nước. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ nếu nguồn nước thải, chất thải sinh hoạt ở các đô thị, các chất thải, nước thải nhà máy chế biến, các lò giết mổ gia súc, dịch vụ du lịch, khu vực khai khoáng… không được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, xử lý thì nguồn nước nội địa cũng đứng trước nguy cơ ô nhiễm cao.

Chung tay bảo vệ tài nguyên nước đầu nguồn

Một trong những nguyên nhân gây cạn kiệt sông, suối trong mùa khô là do chất lượng rừng hiện đang bị suy giảm. Diện tích rừng nguyên sinh, rừng nhiều tầng, rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng có khả năng giữ nước, sinh thủy đã giảm sút, làm mất khả năng giữ nước tại vùng đầu nguồn. Rất nhiều dòng sông hiện nay đã hoàn toàn không có nước trong mùa khô. "Nhiều hôm trên đường đi làm, từ trên ô tô nhìn xuống, tôi thấy các dòng suối cạn trơ đáy. Đâu đó trên các khe suối còn chút thì đục ngầu do ô nhiễm. Tự nhiên tôi cảm thấy xót xa", ông Lê Sỹ Quảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tâm sự.

Để khắc phục tình trạng cạn kiệt và thiếu nước trên lưu vực sông Hồng, Cục Quản lý tài nguyên nước đã đưa ra một số giải pháp để từng bước giảm nhẹ. Trong đó, tăng cường giám sát nguồn nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam và giám sát việc khai thác, sử dụng nước, đặc biệt là ở hạ du các hồ chứa. Trước mắt, cần cấp bách trang bị thiết bị quan trắc mực nước tự động tại các trạm sát biên giới Trung Quốc: Mường Tè, Hà Giang, Lào Cai và hạ lưu sông Hồng tại Sơn Tây, Hà Nội. Hiện nay, các trạm này đang quan trắc thủ công và chịu tác động mạnh mẽ điều tiết các hồ chứa phía Trung Quốc đặc biệt trong mùa cạn, biên độ dao động mực nước trong ngày rất lớn có khi gần 1-1,5m.

Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 sẽ được tích cực triển khai với việc: Khôi phục các sông, hồ chứa nước, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, ưu tiên đối với các sông trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Hương. Chiến lược cũng đặt mục tiêu đảm bảo dòng chảy tối thiểu để duy trì hệ sinh thái thủy sinh, trọng điểm là các sông có hồ chứa nước, đập dâng lớn.

Vấn đề kiểm soát chất lượng nguồn nước cũng được đặt lên hàng đầu, chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước từ đầu nguồn.






Nguồn tin: Website BTNMT

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
2022 << 6/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 111

Máy chủ tìm kiếm : 16

Khách viếng thăm : 95


thoi trang cong so Hôm nay : 7141

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 92866

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49580001

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi