Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Tổng hợp tình hình diễn biến công tác khí tượng thủy văn tháng 6 đến tháng 8 năm 2017

Thứ ba - 22/08/2017 15:16
Theo Bản tin dự báo khí tượng thủy văn thời hạn mùa của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, từ tháng 6 đến đầu tháng 8/2017, tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ đã xảy ra 6 đợt nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35- 37 độ c. Đợt nắng nóng đầu tháng 6 xảy ra trên diện rộng và đặc biệt gay gắt, một số nơi đã ghi nhận được nhiệt độ vượt giá trị lịch sử trong chuỗi số liệu quan trắc được. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37 đến 40 độ c, riêng khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận đạt 41-42 độ c.

Về lượng mưa, tổng lượng mưa tháng 6/2017 tại khu vực vùng núi Việt Bắc và Đông Bắc phổ biến từ 300-500mm, một số nơi cao hơn như Bắc Quang (Hà Giang) 1589mm, Tam Đường (Lai Châu) 638mm, với tỷ lệ chuẩn lượng mưa cao hơn 30-70%. Khu vực Tây Bắc, một số nơi thuộc Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ tổng lựa mưa phổ biến từ 100-350mm, ở mức xâp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN). Các khu vực còn lại tổng lượng mưa phổ biến dưới 150mm, thấp hơn TBNN từ 40-80%.

Trong tháng 7/2017, tổng lượng mưa phổ biến từ 200-600mm, riêng tại khu vực Nam Trung Bộ và một số nơi thuộc tây Nam Bộ có mưa dưới 200mm. Trong đó, lượng mưa tại các khu vực vùng núi phía Bắc và Nam Bộ phổ biến xấp xỉ TBNN. Các khu vực khác có tỷ lệ chuẩn phổ biến cao hơn TBNN từ 40-80%, đặc biệt tại các khu vực Trung Bộ lượng mưa cao hơn TBNN ở từ 140-500%.

Những ngày đầu tháng 8, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng xoáy thấp phát triển từ mặt đất tới độ cao 5000m, tại khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa từ ngày 1-6/8 phổ biến từ 100-150mm; riêng khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ lượng mưa phổ biến từ 150-200mm, một số nơi có lượng mưa lớn hơn như: Mường Tè (Lai Châu) 250mm, Mường Lay (Điện Biên) 219mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 245mm,…

Về thủy văn, tại khu vực Bắc Bộ, trong thời gian từ tháng 6-8/2017 đã xuất hiện nhiều đợt lũ. Tổng số có 2 đợt lũ lớn trên sông Thao và sông Chảy, 01 đợt lũ lớn trên sông Đà và 2 đợt lũ nhỏ trên sông Gâm.

Thực hiện Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, thủy điện Lai Châu đã mở 3 cửa xả mặt, thủy điện Hòa Bình đã mở 03 cửa xả đáy, Sơn La mở 01 cửa xả đáy, Tuyên Quang mở 1-03 cửa xả đáy; đặc biệt, trong ngày 02/8, thủy điện Lai Châu mở 5 cửa xả mặt và 02 cửa xả đáy. Mực nước hạ lưu soogn Hồng tại Hà Nội lên nhanh từ 17/7 và đạt mức đỉnh là 7,71m vào ngày 24/7.

Nguồn nước trên sông Thao, sông Gâm và sông Chảy vượt TBNN từ 30-70%, trong tháng 7, trên thượng lưu sông Đà vượt khoảng 7-10% trong thời kỳ nửa đầu tháng 8.

Tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên: Trong tháng 6,7/2017, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên xuất hiện 3 đợt lũ vừa và nhỏ, biên độ lũ thượng lưu các sông từ 3,5-5m, hạ lưu từ 1-3m. Đỉnh lũ trên phân lớn các sông ở mức báo động 1, một số sông thuộc Quảng Bình và khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 1 – báo động 2; riêng đợt lũ từ ngày 25-27/7, đỉnh lũ trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm và sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ trên báo động 2 từ 0,1-0,15m, trên sông Cam Ly tại Thanh Bình và sông Đắk Nông ở mức báo động 3.

Tính đến ngày 10/8, lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên ở mức thấp hơn TBNN từ 10-30%; riêng sông Cái Nha Trang thấp hơn TBNN khá nhiều (86%), mực nước tại trạm Đồng Trăng đã xuống thấp mức thấp nhất lịch sử là 2,84m (ngày 4/8); một số sông có lượng dòng chảy cao hơn TBNN như: sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt, sông Thu Bồn tại Nông Sơn và sông Lũy tại trạm sông Lũy.

Tại khu vực Nam Bộ: lũ trên sông Mê Công đến sớm, mực nước trung và hạ lưu sông lên nhanh từ đầu tháng 7. Số liệu quan trắc cho thấy, vào ngày 10/8, mực nước tại trạm Kratie (Campuchia) đàn cao hơn mực nước TBNN cùng kỳ khoảng 2,0m.

Do ảnh hưởng dòng chảy tuyên trên kết hợp với triều cường, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu lên nhanh vào những ngày cuối tháng 7, sau biến đổi chậm theo thủy triều. Mực nước cao nhất ngày 10/8 tại Tân Châu là 3,2m, tại Châu Đốc là 2,68m, cao hơn TBNN cùng kỳ khoảng 03,-0,5m.

Dung tích phần lớn các hồ thủy lợi từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đạt trung binhg khoảng 62-89%; các hồ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận đạt khoảng 40-79%; các hồ ở Tây Nguyên đạt khoảng 60-90%.

Mực nước các hồ thủy điện Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 0.5-5m; một số hồ thấp hơn 10m như Bản Vẽ, Sông Tranh 2, Hàm Thuận.

Số liệu dự báo khí tượng cũng cho biết, lượng mưa trong tháng 9/2017 vùng núi phía Bắc ở mức xấp xỉ TBNN, các khu vực khác thấp hơn TBNN, từ tháng 10-12/2017 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 15-30%. Lượng mưa ở khu vực Trung Bộ từ nay đến cuối năm 2017 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN cùng thời kỳ, riêng tháng 10 tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ có khả năng cao hơn TBNN từ 10-20%. Tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, trong thời kỳ từ tháng 9-10/2017, lượng mưa phổ biến ở mức xấp xỉ với TBNN, riêng khu vực Tây Nguyên trong tháng 10/2017 ở mức cao hơn từ 10-20%; từ tháng 11-12/2017 phổ biến ở mức thấp hơn khoảng 10-25% so với TBNN cùng thời kỳ.

Tác giả bài viết: dwrm (tổng hợp)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi