Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Vấn đề đáng quan tâm: Nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở Đác Lắc mất dần yếu tố bền vững

Thứ tư - 08/07/2009 22:56
Có thể tiết kiệm nước trong tưới cà phê

Có thể tiết kiệm nước trong tưới cà phê

Có thể nói, phát triển bền vững tài nguyên nước ở Tây Nguyên nói chung và Đác Lắc nói riêng luôn là yêu cầu bức thiết.
Ấy vậy mà hiện nay, yếu tố bền vững ấy đang mất dần do nhiều nguyên nhân: biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái và quan trọng hơn là nạn khai thác, sử dụng nước bừa bãi… đã khiến nguồn nước ngầm cũng như nước mặt ở Đác Lắc đã và đang kiệt dần, nhất là vào thời kỳ cao điểm của mùa khô từ tháng  11 đến tháng 4 năm sau.

Trong báo cáo đánh giá việc sử dụng hợp lý nguồn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên mới đây của GS-TS Ngô Đình Tuấn (Đại học Thủy lợi Hà Nội) đã chỉ ra những yếu tố được coi là không bền vững của tài nguyên nước ở vùng Tây Nguyên trên hai phương diện:

Thứ nhất là tài nguyên nước mặt (chỉ xét đến lượng nước hiện hữu trên các sông suối điển hình như Sê San, Sê rê pốc, sông Ba và Đồng Nai) đã kiệt dần từ lưu lượng 173.863,54 lít/giây của những năm 2004-2005 xuống còn trên dưới 127.000 lít/giây hiện nay.

Thứ hai là sự phân bổ không đồng đều của lượng mưa theo không gian và thời gian. Nơi có lượng mưa hằng năm lớn hơn 3000 mm như Kon Plông (Kon Tum), thượng nguồn sông Hinh (Đác Lắc) và nơi có lượng mưa chỉ trên dưới 1.500 mm như Krông Búc, Ea Súp… thì sự chênh lệch lưu lượng nước ở đỉnh lũ lớn nhất với lưu lượng kiệt nhỏ nhất là rất cao ! GS Tuấn cũng lưu ý thêm, những năm gần đây rừng Tây Nguyên bị chặt phá nặng nề, cộng với những yếu tố bất lợi như mùa khô kéo dài, sự biến đổi thất thường của khí hậu làm cho lũ lụt, hạn hán trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, Tây nguyên là nơi thượng nguồn của 3 hệ thống sông lớn (Sê rê pốc - Sê San nằm ở phía Tây Bắc và sông Đồng Nai ở phía Nam), người dân tận lực khai thác nước ngầm ngay tại đầu nguồn để tưới cà phê, hoa màu khiến mực nước dưới lòng đất không ngừng bị hạ thấp, dẫn đến quá trình sản xuất tại các vùng hạ lưu gặp khó khăn do thiếu nước.

Hơn thế, dần dần dẫn đến “mâu thuẫn” ngày càng gay gắt giữa việc trồng cây công nghiệp trên thượng nguồn với việc xây dựng, phát triển các khu dân cư và đô thị ở hạ nguồn.

Từ những yếu tố không bền vững (đến mức phải báo động) ấy, Tây Nguyên phải sớm có quy hoạch sử dụng tài nguyên nước một cách đồng bộ và nề nếp hơn để bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong hiện tại và tương lai. Tránh khai thác vô tổ chức, theo đó cần tính toán và quan tâm đến vấn đề cân đối khả năng lượng nước có thể khai thác của các vùng, các đơn vị sử dụng nguồn nước trên địa bàn. Riêng nước ngầm phải ưu tiên cho nhu cầu dân sinh, chứ không thể tìm cách vắt kiệt cho sản xuất nông nghiệp, nhất là tưới cà phê một cách  tràn lan và không kiểm soát được như hiện nay.

Từ những vấn đề đang lưu tâm của GS Tuấn, nếu đem so với thực tế thì chẳng khác gì chuyện “đá ném ao bèo” vì tốc độ phát triển của nền sản xuất nông nghiệp ở Đác Lắc cũng như Tây Nguyên đang ngày một “phình to”, kéo theo nhu cầu sử dụng nguồn nước càng lớn đến mức  đã mất khả năng kiểm soát. Anh Nguyễn Văn Tuyền- vốn là cán bộ phụ trách phòng trồng trọt- Sở NN-PTNT Đác Lắc, hiện là quyền Trưởng phòng Tài nguyên nước và Khí tượng Thủy văn (Sở Tài nguyên- Môi trường Đác Lắc) cho rằng, lượng khai thác tài nguyên nước ngầm ở Đác Lắc đã vượt mức an toàn. Thông số đánh giá việc khai thác, sử dụng nước ngầm ở mức cho phép trên địa bàn Đác Lắc đưa ra từ những năm 2000  là khoảng 4 - 4,2 triệu m3/ngày, nay đã tăng lên rất nhiều. Đến nay, dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng qua đánh giá của các cơ quan chức năng có thể lên tới gần 6 triệu m3 nước mỗi ngày.

Như vậy một tất yếu xảy ra là mực nước ngầm trên địa bàn Đác Lắc trong vài năm qua đã tụt giảm đáng kể. Con số đưa ra từ năm 1997 cho thấy: tổng trữ lượng nước ngầm (ở trạng thái tĩnh, không có sự tác động bất thường của môi trường tự nhiên) tại Đác Lắc là 120,9 x 10 (lũy thừa 9) m3 đến nay “không đứng vững” được nữa ! Nó thấp hơn rất nhiều, chỉ còn khoảng 1/3, theo Thạc sĩ Lê Ngọc Đỉnh ở Đoàn địa chất 704 khẳng định như thế. Thạc sĩ Đỉnh còn nói thêm, sự giàu nghèo tài nguyên nước ở đây phụ thuộc vào lượng mưa, vào thành phần vật chất của lớp phủ bề mặt và mức độ lưu giữ nước của thành tạo địa chất từng vùng. Nếu để mất đi (hay suy giảm) một hoặc nhiều yếu tố trên sẽ khiến tài nguyên nước nghèo đi.

Biết thế, nhưng ở Đác Lắc nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã để mất đi ngày càng nhiều yếu tố quan trọng và quyết định đó. Ngoài lượng mưa hàng năm có xu hướng ít đi, do mùa khô kéo dài, thì tình trạng mất rừng và sự thay đổi nhanh chóng của lớp phủ bề mặt trên thành tạo địa chất, mà cụ thể là trên đất (vì mục đích quy họach để trồng hoa màu, cây công nghiệp và nhiều dự án nông- lâm nghiệp khác) đã làm cho mực nước ngầm tụt giảm  trung bình từ 3-5 m. Mới đây, qua khảo sát của Đoàn Địa chất 704 cho thấy một số vùng như ở huyện Krông Pách, Lắc , Krông Búc và vùng phía Đông Buôn Ma Thuột…mực nước ngầm tiềm năng không còn nhiều như 5 năm trước. Ví dụ vùng Krông Pách, Lắc…năm 2004 có thể khai thác tối đa 0,4 - 0,6 triệu m3/ngày, thì nay còn chưa đầy 400 nghìn m3/ngày.

 Điều đó cũng dễ thấy qua hoạt động sản xuất của nhiều nông hộ trồng cà phê ở đây. Chị Nguyễn Thị Thuận, ông Y Briu Ê Nhuôl ở xã Thống Nhất, huyện Krông Búc cho biết, trước đây họ đào một cái giếng (từ 22-28 m) có thể tưới 2-3 ha cà phê trong vòng 10 giờ liên tục, bây giờ chỉ tưới được 1 ha là kiệt nước, phải chờ nhiều giờ mới có nước hồi phục để tưới.

Như vậy, rõ ràng  các địa phương ở Tây Nguyên đã đến lúc phải chủ động hơn trong việc quy hoạch, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước đang trở nên khan hiếm như hiện nay mới có thể bảo đảm cho việc phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững trong những năm tiếp theo. Nếu không sự mất cân bằng và ngày càng không bảo đảm yếu tố bền vững trong việc tìm kiếm, sử dụng nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở đây trở nên khó khăn và nóng bỏng thêm.





Nguồn tin: Nguyễn Đình - Báo Nhân Dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
2022 << 12/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 282

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 273


thoi trang cong so Hôm nay : 76741

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 755434

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 63318560

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi