Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tài nguyên nước

Xả lũ ra sông: chỉ là biện pháp tình thế

Thứ năm - 06/08/2009 22:24
Xả lũ nhằm đẩy ô nhiễm từ sông ra biển

Xả lũ nhằm đẩy ô nhiễm từ sông ra biển

Từ nhiều năm nay, biện pháp xả lũ hồ Dầu Tiếng (SAWACO chi trả phí) vẫn được thực hiện hằng năm, khi nước biển xâm nhập sâu về phía thượng nguồn sông Sài Gòn, pha loãng ô nhiễm hoặc trước mùa mưa để tránh đập tràn. Vậy nhưng, các chuyên gia môi trường đánh giá, đây chỉ là cách làm đối phó.
Xả nước cứu sông Sài Gòn...

Ngày 27/7/2009, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tiếp tục yêu cầu Công ty TNHH một thành viên khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) xả lũ với lưu lượng 70 m3/giây về phía hạ lưu sông Sài Gòn để pha loãng hoặc đẩy ô nhiễm ra biển. Đến ngày 30/7 đã tăng lưu lượng xả tràn lên 150 m3/giây. Nếu không có biện pháp này, hơn 1,5 triệu người dân Sài Gòn sẽ phải uống nước bị nhiễm mặn.

Nhưng một tình trạng không mong muốn khác đã nảy sinh. Việc xả lũ được thực hiện từ năm 2006 đến nay. Theo Giám đốc Nhà máy nước Tân Hiệp, ông Bùi Thanh Giang, từ một số năm gần đây, chất lượng nguồn nước sông suy giảm rất nhanh qua từng năm. Đặc biệt amoniac tăng rất cao, nếu trước đây tăng theo mùa, theo thuỷ triều, thì nay tình trạng ô nhiễm này gần như tăng giảm thường xuyên trong ngày.

Được biết, Nhà máy nước Tân Hiệp không có khả năng xử lý nếu có các chất độc hại xuất hiện trong nước sông.

Gần đây, nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM và Khoa Kỹ thuật đô thị, Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) có khảo sát, đánh giá về ô nhiễm do Mn, sắt và coliforms trên sông Sài Gòn, với kết luận nồng độ Mn tổng và sắt tổng trên sông Sài Gòn đã vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (dùng cho sản xuất nước uống) và đang là nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp. Khảo sát dọc theo sông Sài Gòn cho thấy, pH chỉ đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B (5,5-9), ôxy hoà tan (DO) rất thấp, vi sinh cao vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt sử dụng làm nước cấp.

Chỉ là việc trước mắt

Cách xả lũ được xem là hữu hiệu được PGS.TS Trần Cảnh (nguyên là cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Sinh học nhiệt đới) cho rằng đây chỉ là cách đối phó trước mắt.

Bởi, xả lũ nhằm hai mục đích, ngăn nhiễm mặn là hợp lí, nhưng để pha loãng hoặc đẩy ô nhiễm ra biển lại rất bất hợp lí. Cách làm này không khác gì đẩy ô nhiễm nơi này qua nơi khác. Cách tốt nhất để giữ môi trường trong sạch cho các dòng sông là “quy hoạch xả thải”, tức là coi trọng kiểm soát chặt chẽ, không để các nhà máy, xí nghiệp xả thải nguồn nước ô nhiễm, chưa qua xử lí ra sông như từ trước tới nay.

Nếu nhìn trước mắt, việc pha loãng ô nhiễm nước sông có một yếu tố tốt: để con sông có thể tự làm sạch mình (mỗi dòng sông, biển đều có khả năng làm sạch mình trong phạm vi, liều lượng cho phép). Tuy nhiên, nếu đẩy ô nhiễm nơi này qua nơi khác thì khả năng này không thể duy trì lâu dài.

Đồng tình với ý kiến này, GS.TSKH Lê Huy Bá (Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường) cho rằng, đây là cách làm mang tính biện pháp tình thế. Để tính lâu dài phải tính căn cơ hơn.

Từ trước đến nay xả lũ chỉ có tính tích cực trong việc chống đập tràn trước mùa lũ và làm loãng nồng độ nhiễm mặn khi nước biển xâm nhập sâu về phía thượng nguồn chứ tuyệt đối không nên khuyến khích mục đích đẩy ô nhiễm ra biển.

Đẩy nơi này đến nơi khác không giải quyết được gì. Điều quan trọng nhất là nâng cao trách nhiệm, thái độ bảo vệ môi trường trong mỗi người. Đặc biệt nghiêm khắc với những cá nhân, tập thể có hành vi xả thải ô nhiễm ra sông, ra kênh... Vậy nhưng, đối với điều quan trọng nhất này thì ở nước mình lại vô cùng yếu kém, phạt chưa đủ mạnh và theo hình thức “bắt cóc bỏ đĩa”.

GS.TS Lâm Minh Triết, Viện trưởng Viện Nước và Công nghệ môi trường đánh giá: “Chưa bao giờ sông Sài Gòn được quan tâm nhiều như hiện nay. Những diễn biến ngày càng xấu về chất lượng nước của dòng sông hiện đang đe doạ nghiêm trọng đến đời sống xã hội; trước hết đe doạ trực tiếp đến nhu cầu cấp nước cho thành phố và đe doạ nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của TP.HCM, Tây Ninh và Bình Dương trên lưu vực sông Sài Gòn".

GS Triết cũng nhấn mạnh rằng: Những nguyên nhân tự nhiên gây ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn không đáng kể; nguyên nhân cơ bản là từ nguồn nước thải công nghiệp mà dân cư đổ ra sông Sài Gòn hằng ngày.



  

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi