Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tin thanh tra

Ba thủ thuật “lách luật” môi trường

Thứ tư - 05/11/2008 05:28
Bên cạnh việc thải nước thải không qua xử lý nghiêm trọng như vụ Vedan, có chăng vẫn còn “phần chìm của tảng băng trôi” tồn tại nhờ các phương thức “lách luật” chưa được nói tới? Các thủ thuật “lách luật” đang hoặc sẽ có thể được sử dụng để “hợp thức hoá” hoặc làm giảm nhẹ “tội” của cơ sở vi phạm. Đối phó với chúng thế nào?
Thủ thuật thứ nhất: cho thấm, bay hơi tự nhiên

Chiêu thức này thường được áp dụng ở các khu vực duyên hải miền Trung. Với các yếu tố thiên thời (nắng nóng, gió nhiều, dễ bay hơi), địa lợi (đất cát, dễ thấm), các cơ sở sản xuất sẽ làm các hồ chứa nước thải bên trong nhà máy để cho nước vô tư thấm qua cát “đi vào lòng đất mẹ”, xuống đất (hệ quả là làm ô nhiễm nguồn nước ngầm); các chất độc hại dễ bay hơi sẽ cùng hơi nước “gởi gió cho mây ngàn bay” khỏi phải tốn chi phí xử lý. Các cơ quan chức năng thật sự khó làm gì được.

Đối phó với thủ thuật này, các cơ quan chức năng nên tính phí nước thải của cơ sở sản xuất trên lượng nước sử dụng (theo đồng hồ cấp nước, tất nhiên với mức phí rẻ hơn so với tính phí trên thể tích nước thải) chứ không nên tính thuế trên lượng nước thải được đưa tới khu xử lý tập trung, vì suy cho cùng thì hầu hết lượng nước cơ sở sử dụng cuối cùng bằng con đường này hay con đường khác đều được thải ra môi trường.

Thủ thuật thứ hai: pha loãng nước thải

Đây là chiêu thức được sử dụng đối với những cơ sở nằm cạnh sông, hay nằm tại khu vực có nguồn nước ngầm phong phú. Các cơ sở sản xuất chỉ việc bơm nước sông hoặc nước giếng khoan pha loãng nước thải. Ví dụ: với nồng độ một chất thải A trong nước thải là 2g/l, trong khi tiêu chuẩn môi trường chỉ cho phép thải ra với nông độ 1g/l. Vậy thì, chỉ cần bơm 1 lít nước thải trộn với 1 lít nước từ máy bơm rồi vô tư… thải ra môi trường. Kết quả là các cơ quan quản lý dù khó tính nhất vẫn phải “gật gù” khen.

Kẽ hở để lách luật ở đây là: cơ quan quản lý chưa xem nguồn nước, dù là nước mặt hay nước ngầm thực chất đều là tài nguyên quốc gia. Vậy muốn khai thác, sử dụng cho bất kỳ mục đích gì đều phải có giấy phép và đóng thuế. Khi tính phí môi trường đối với nước thải cần xem xét không chỉ vấn đề nồng độ chất thải mà phải tính cả tổng lượng chất thải ra nữa.

Thủ thuật thứ ba: giảm thời gian lưu

 Mỗi hệ thống xử lý đòi hỏi phải lưu giữ nước thải trong hệ thống một thời gian lưu nhất định để quá trình xử lý xảy ra triệt để. Với các phương pháp xử lý hoá học thời gian lưu có thể là nhiều giờ, với các phương pháp xử lý sinh học thời gian lưu có thể nhiều ngày. Thời gian lưu càng lâu đòi hỏi bể chứa có thể tích càng lớn, diện tích mặt bằng càng rộng, nghĩa là càng tốn kém. Để “tiết kiệm”, các cơ sở sản xuất sẽ giảm thời gian lưu. Hệ quả là nước thải không đạt chất lượng. Nếu bị phát hiện chất lượng nước thải không đạt, thì trong trường hợp này cơ sở chỉ mang “tội” nhẹ là “xử lý chưa đạt”.

Để giải quyết thực trạng này các cơ quan chức năng cần buộc các doanh nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu hoặc phải đấu nối vào hệ thống xử lý chung, đồng thời thường xuyên kiểm tra chất lượng nước thải. Bên cạnh đó, để giải quyết triệt để vấn đề thải nước thải chưa xử lý ra môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở áp dụng các biện pháp xử lý thì về phương diện quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng cần lưu ý thêm các vấn đề như: Lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn Việt Nam cho nước thải hiện nay theo đúng các chuẩn mực quốc tế. Thế nhưng, việc áp dụng triệt để các tiêu chuẩn đó thật sự khó khả thi. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có một lộ trình từng bước (từ 2 – 5 năm chẳng hạn) cho việc áp dụng từng phần các tiêu chuẩn nêu trên (kèm theo đó là việc thu phí với phần thải vượt mức tiêu chuẩn thích ứng). Tránh việc các cơ sở sản xuất bị “sốc” trước các tiêu chuẩn đòi hỏi phải đầu tư tức thời quá khả năng chịu đựng (dẫn đến tâm lý: có xây dựng hệ thống xử lý thì cũng không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, thôi thì “liều”, đến đâu hay đó, hoặc tìm các phương thức tiêu cực khác “ít tốn kém” hơn).

Với doanh nghiệp sắp xây dựng cần bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu hoặc phải đấu nối vào hệ thống xử lý chung, nếu không kiên quyết về vấn đề này thì việc giải quyết các hệ luỵ tiếp theo là rất phức tạp. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ như miễn, giảm tiền thuê đất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để các cơ sở xây hệ thống xử lý.


Nguồn tin: Nguyễn Văn Trung - Sài Gòn tiếp thị

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
2022 << 12/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 294

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 288


thoi trang cong so Hôm nay : 3162

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 199347

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 62762473

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi