Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tin thanh tra

Bài học từ vụ Vedan

Thứ tư - 01/10/2008 23:56
Vụ nhà máy Vedan đổ nước thải độc hại ra sông Thị Vải từ nhiều năm nay, mới được phát hiện, đã trở thành sự kiện nổi bật trong cuộc chiến chống ô nhiễm, một cuộc chiến được coi là trọng điểm của đất nước đang trong bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vụ Vedan cũng là bài học cảnh tỉnh cho bất kỳ địa phương nào trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến môi trường.

Cuộc chiến bảo vệ môi trường đang là một vấn đề mang tính thời đại, trên phạm vi toàn cầu, khi khí hậu trái đất đang biến đổi, gây những tác hại vô cùng lớn cho cuộc sống của toàn nhân loại. Tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới - Liên hợp quốc đã coi vấn đề chống biến đổi khí hậu là một cuộc chiến cấp bách trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề này chiếm một vị trí trung tâm trong chương trình nghị sự của các khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc, cũng như tại các diễn đàn quan trọng nhất thế giới: Hội nghị thượng đỉnh các tổ chức như nhóm 8 nước công nghiệp phát triển nhất - G.8, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương - APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN… Ngoài ra, hằng năm còn diễn ra không dưới 10 hội nghị cấp cao trên phạm vi toàn cầu và khu vực bàn thảo các vấn đề về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường…


Tại Việt Nam có 200 - 230 ca/triệu dân/năm mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí; nguồn nước ngầm tại các vùng ven biển bị nhiễm mặn; một số tỉnh đã bị ô nhiễm phốt phát (P-PO4) và thạch tín; ô nhiễm nước mặt, nước ngầm diễn ra khá phổ biến ở các lưu vực sông... Tại nhiều nơi, đã xuất hiện những "dòng sông chết" như sông Thị Vải ở miền Nam, sông Nhuệ ở miền Bắc; những con kênh đen như kênh Ba Bò ở TP Hồ Chí Minh, sông Tô Lịch ở Hà Nội, những "làng ung thư" ở nhiều nơi… Sự xuất hiện của những dòng sông chết là hệ quả của sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.


Các khu công nghiệp, các làng nghề (có mức độ ô nhiễm do bụi là từ 3 - 4 lần tiêu chuẩn quy định của Việt Nam) đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế cao của đất nước, nhưng đấy cũng là một nguồn gây ô nhiễm vô cùng lớn đối với môi trường sinh thái của cả nước. Riêng ở các làng nghề, mức độ ô nhiễm do bụi là từ 3 - 4 lần tiêu chuẩn quy định của Việt Nam. Tại các khu công nghiệp, rất nhiều nhà máy không tuân thủ nghiêm những quy định về nước thải, rác thải, do các nhà đầu tư triệt để "tiết kiệm" trong việc xây dựng cơ sở vật chất. Trong khi đó, các nhà quản lý các khu công nghiệp lại tỏ ra quá lỏng lẻo trong việc này. Vụ Vedan và nhiều nhà máy xả nước thải không qua xử lý ra sông, hồ là dẫn chứng điển hình.


Vấn đề bảo vệ môi trường đang ngày càng được nhiều quốc gia coi như một điều kiện không thể thiếu trong hoạt động giao lưu thương mại hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp ở Việt Nam muốn thâm nhập thị trường quốc tế buộc phải áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng đầu vào, nhằm vượt qua các yêu cầu về bảo vệ môi trường để có cơ hội chứng minh chất lượng sản phẩm cũng như quảng bá hình ảnh của mình trên các thị trường trong nước và quốc tế.


Để phát triển công nghiệp hóa theo hướng thân thiện với môi trường, giải pháp cấp bách trước mắt là tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, hỗ trợ các doanh nghiệp này, nhất là chính sách mở rộng đào tạo nhân lực; chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch. Cần có những quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho từng khu vực theo hướng coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, trong đó đặc biệt coi trọng việc áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường. Cần phải gắn kết các hoạt động về bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe con người ở nước ta nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc về sức khỏe cộng đồng hiện nay và thực hiện tốt hơn, với hiệu quả cao hơn các mục tiêu về bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường đã được xác định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao nhận thức và hiểu biết về mối quan hệ giữa bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường của các cơ quan Nhà nước, của cán bộ, của các tổ chức của nhân dân và đông đảo nhân dân. Kiện toàn tổ chức thể chế và hệ thống văn bản quy phạm pháp quy đủ đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường vì sức khỏe cộng đồng. Năng lực của các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và công nghệ liên quan phải được nâng cao và kiện toàn. Những rủi ro do ô nhiễm môi trường được dự báo sớm, giải quyết sớm và nhanh chóng những vấn đề nóng về sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường… Vụ nhà máy Vedan cần được xử lý nghiêm để làm bài học cho các doanh nghiệp coi thường vấn đề bảo vệ môi trường.

Nguồn tin: Nguyễn Chiến - Hannoinet

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi