Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tin thanh tra

Cần có biện pháp buộc các doanh nghiệp đầu tư, trang bị hoàn chỉnh hệ thống xử lý các nguồn chất thải gây ô nhiễm

Thứ bảy - 11/10/2008 23:13
Đó là khẳng định của Thượng tá Lê Minh Châu - Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Bình Dương khi nói về giải pháp chấn chỉnh tình trạng ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh. Ông Châu còn trao đổi thêm với chúng tôi xung quanh vấn đề này.
- Thưa ông, hàng loạt vụ việc vi phạm Luật Bảo vệ môi trường mà Phòng Cảnh sát môi trường đã phát hiện trong thời gian gần đây nói lên điều gì về ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh?

- Qua kiểm tra thực tế về công tác bảo vệ môi trường trong thời gian vừa qua cho thấy, nhiều đơn vị, cơ sở sản xuất đã có hành vi cố tình đối phó với cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Cụ thể, một số doanh nghiệp như Công ty TNHH  giặt tẩy Bến Nghé, ấp  Bình Thuận II, xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An hay Công ty Cosmoskitting International ở Khu công nghiệp Việt Hương đã có hành vi xả nước thải ô nhiễm chưa qua xử lý ra môi trường. Thực tế trong quá trình kiểm tra, nhiều doanh nghiệp, đơn vị đã có nhiều hành vi, thủ đoạn đối phó với cơ quan chức năng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm phổ biến và kéo dài trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là vì lợi nhuận trong hoạt động sản xuất - kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt tiền thay cho biện pháp đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải hoàn chỉnh hoặc chịu bỏ chi phí để xử lý triệt để các nguồn chất thải gây ô nhiễm. Điều này cho thấy, vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa gắn trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như việc thực hiện nghiêm túc các cam kết về bảo vệ môi trường.

- Bên cạnh việc ô nhiễm công nghiệp, ông nhận định như thế nào về tình hình ô nhiễm về các loại chất thải sinh hoạt?

- Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay không riêng gì những đơn vị sản xuất - kinh doanh mà nguồn ô nhiễm còn xuất hiện và có chiều hướng gia tăng trong bộ phận khu nhà trọ, khu tập trung đông dân cư, nhất là tình trạng xả nước thải, chất thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Cụ thể như tình hình ô nhiễm nguồn chất thải sinh hoạt từ 800 hộ dân và khoảng 2.500 phòng trọ tại khu vực xã Bình Hòa, huyện Thuận An. Không chỉ vậy, hiện nay tại các khu vực trung tâm thương mại, các khu vực chợ tập trung đông khách vãng lai qua lại đang thiếu sự đầu tư các nhà vệ sinh công cộng cố định và lưu động dẫn đến tình trạng khách vãng lãi “phóng uế” bừa bãi gây ô nhiễm và làm mất mỹ quan đô thị. Bên cạnh đó, thói quen trong sinh hoạt mua bán của người dân còn sử dụng tràn lan phổ biến các loại túi nylon, hộp xốp, đây là những vật liệu rất khó phân hủy trong điều kiện chôn lấp gây tốn kém cho công tác phân loại xử lý rác thải, nhất là tình trạng các loại rác này được thải bừa bãi ra môi trường vừa gây ô nhiễm vừa làm mất mỹ quan đường phố.

- Thưa ông, đâu là giải pháp để chấn chỉnh và khắc phục tình hình các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gây ô nhiễm?

- Trong thời gian tới, để giảm thiểu và đi đến chấm dứt tình trạng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh gây ô nhiễm thì các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng trong công tác kiểm tra, xử lý các hành vi gây ô nhiễm. Cần có các biện pháp, giải pháp bắt buộc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải, chất thải mới được hoạt động. Chúng tôi cho rằng quá trình xây dựng, vận hành hệ thống xử lý chất thải cần phải đặt dưới sự giám sát từ các cơ quan chức năng, có như vậy mới tránh tình trạng doanh nghiệp xây dựng tìm cách thiết kế hệ thống không hoàn chỉnh hoặc thiết kế hệ thống mang tính đối phó với cơ quan chức năng như thời gian qua. Theo chúng tôi, nếu các doanh nghiệp này tiếp tục cố tình vi phạm sẽ có biện pháp kiến nghị xử lý đúng theo luật định, kể cả các doanh nghiệp nhỏ, lẻ nằm ngoài khu công nghiệp, nhất là tại các cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ngay từ bây giờ, nếu không có các biện pháp, giải pháp buộc các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp hoàn chỉnh hệ thống xử lý các nguồn chất thải như: nước thải, chất thải, khí thải thì trong tương lai chắc chắn trên địa bàn tỉnh sẽ xuất hiện thêm nhiều khu vực ô nhiễm như  khu vực kênh Ba Bò, rạch Chòm Sao, Suối Đờn...

Bên cạnh công tác tuyên truyền pháp luật, cần có biện pháp chế tài và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường theo quy định. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh có hành vi cố tình không chấp hành nghiêm Luật Bảo vệ môi trường cần phải bị nêu danh tính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, các doanh nghiệp đối tác làm ăn biết được về hành vi gây ô nhiễm môi trường nhằm tăng tính răn đe đối với các hành vi này.






Nguồn tin: Duy Khang - Monre.gov.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi