Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tin thanh tra

Gây ô nhiễm rồi trốn tránh trách nhiệm đền bù

Thứ tư - 04/03/2009 00:08
Cống xả nước thải vẫn xả liên tục ra hồ Trị An trên sông La Ngà.

Cống xả nước thải vẫn xả liên tục ra hồ Trị An trên sông La Ngà.

Trong khi các hộ dân nuôi cá bè bị thiệt hại đang trông ngóng tiền đền bù và trở nên khốn đốn vì nợ nần thì hai công ty “thủ phạm” xả nước thải làm chết cá là Công ty men thực phẩm Mauri La Ngà và Công ty cổ phần mía đường La Ngà (huyện Định Quán, Đồng Nai) chỉ bị xử phạt hành chính hơn 50 triệu đồng.
Đã gần một một năm sau sự kiện cá bè của 27 hộ dân nuôi trên sông La Ngà chết hàng loạt do nước thải của Công ty men thực phẩm Mauri La Ngà và Công ty cổ phần mía đường La Ngà gây thiệt hại hơn tám tỷ đồng nhưng hai công ty này vẫn loanh quanh không chịu đền bù cho người nuôi cá mặc dù các cơ quan chức năng của Đồng Nai đã xác định nguyên nhân chính làm chết cá là do nước thải của hai công ty trên.

Cũng đã có nhiều cuộc họp từ xã đến tỉnh bàn biện pháp giải quyết vụ việc nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể, hai công ty trên vẫn tìm cách tránh né trách nhiệm của mình.

Miệng cống thải cuốn trôi hơn tám tỷ đồng

Chuyện xảy ra vào tối 5-3-2008, người nuôi cá phát hiện hàng loạt cá diêu hồng sắp thu hoạch nổi lên mặt nước rồi ngửa bụng chết trắng mặt sông. Sự việc diễn ra quá nhanh, các hộ dân đã khởi động máy đập nước tăng oxy cho cá và tháo dây neo, đẩy các bè cá ra xa để cứu cá đang hấp hối nhưng mọi nỗ lực đều vô vọng.

Chưa hoàn hồn, ngày 1-4-2008, các hộ nuôi cá lại thêm “đòn” tương tự và con số thiệt hại lại tăng lên. Theo xác minh của chính quyền địa phương, cả hai đợt có 288,26 tấn cá diêu hồng bị chết, tính theo thời giá vào thời điểm lúc đó trị giá khoảng 8,4 tỷ đồng. Xác cá để la liệt trên các bè nuôi, nhiều hộ tranh thủ bán rẻ để làm cá khô, cá ươn sình thì làm phân bón cây với mức giá rẻ mạt khoảng 1.000 – 3.000 đồng/kg.

Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền xã Phú Ngọc đã thống kê số lượng thiệt hại và báo cáo với các cơ quan chức năng. Trong báo cáo số 113/BC-TNMT ngày 4-4-2008 của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai về việc xác định nguyên nhân chính khiến cá chết chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, không phải do dịch bệnh theo kết quả phân tích mẫu cá chết của Chi cục thủy sản. Nước thải của Công ty men thực phẩm Mauri La Ngà và Công ty cổ phần mía đường La Ngà  chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải gây ô nhiễm hồ Trị An trong điều kiện nước hồ đang rút dần.

“Trong thời gian xảy ra hiện tượng cá nuôi bè chết hàng loạt, theo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại vị trí sau cống xả nước thải của hai công ty trên cho thấy, chỉ tiêu oxy hòa tan (DO) bằng 0,1 (thấp hơn tiêu chuẩn 65 lần), càng xa vị trí này thì DO càng tăng, nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) vượt 17,5 tiêu chuẩn, nhu cầu oxy hóa học (COD) vượt 27,3 lần tiêu chuẩn.”

Như vậy, nguyên nhân chính gây chết cá đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai khẳng định là do nước thải của hai công ty men thực phẩm Mauri La Ngà và Công ty Cổ phần mía đường La Ngà.

Đại gia thành… “chúa chổm”

Sau khi cá chết, vốn liếng cuốn theo dòng nước thải, nhiều hộ nuôi cá bè đã lâm vào cảnh khốn cùng chỉ trong một đêm vì nợ nần chồng chất, không ít hộ phải cầm cố nhà cửa, tài sản để lấy tiền trả nợ.  Trong buổi tiếp xúc với chúng tôi, ông Trần Văn Tèo cho biết gia đình ông mất gần 66 tấn cá chuẩn bị thu hoạch. Vốn là một người nuôi cá có tiếng ở địa phương, mỗi ngày bè cá của ông tiêu thụ từ 15 đến 17 triệu đồng thức ăn cho cá, vậy mà bỗng chốc ông Tèo trở thành “con nợ” lớn nhất của làng cá bè.

Hiện ông đang nợ các đại lý cám và cá giống 1,2 tỷ đồng, nợ ngân hàng 100 triệu và vay bà con 100 triệu nữa. Ông Tèo tâm sự: “Từ mấy tháng qua, tôi bị khủng hoảng đến mức nghe chuông điện thoại mà không dám bắt máy vì sợ chủ nợ hỏi. Tết vừa rồi, cả nhà có một chiếc xe máy cũng đem đi cầm để trả bớt nợ và lo tết cho gia đình.” 

 


1


Cùng cảnh ngộ với ông Tèo là hộ ông Trần Phi Hùng lập nghiệp ở làng cá La Ngà từ vài năm nay. Cắm sào đất quê ở An Giang được 200 triệu, ông Hùng dồn hết vào bè cá. Thế mà sau một đêm, toàn bộ 26 tấn cá diêu hồng đã “đổ sông đổ biển”. Tổng thiệt hại gần 900 triệu đồng. Ông Hùng than thở: “Tôi đang đeo cục nợ 500 triệu đồng, riêng tiền lãi mà gia đình phải trả là 200 triệu đồng”. Khó khăn quá, ông phải đưa hai đứa con về quê ngoại ở Đồng Tháp để ông bà nuôi.

Bi đát nhất là gia đình anh Nguyễn Minh Quan. Không có khả năng thanh toán nợ, anh đã bị đại lý siết nợ cả bè cá lẫn nhà cửa. Bây giờ, gia đình anh phải tạm trú trong căn chòi tạm bợ.

Như một hệ quả dây chuyền, khi các hộ nuôi cá “ gặp nạn” thì các đại lý con giống và thức ăn cho cá cũng bị “dính đòn”. Ông Cổ Phú Tâm, chủ đại lý cám và cá giống khá lớn với 35 khách hàng ở ấp 1, xã Phú Ngọc lắc đầu ngao ngán: “Người nuôi cá không có tiền, tôi phải “gánh” nợ theo. Hiện tôi đang nợ ngân hàng bốn tỷ đồng, do quá hạn chưa trả được nên ngoài lãi gốc phải chịu thêm khỏan phạt 2%/tháng. Bây giờ lại gồng mình gánh nợ và  tiếp tục bán chịu cám cho người nuôi cá với hy vọng họ làm ăn thuận lợi sẽ có tiền trả nợ cho mình.”

Thủ phạm vẫn trốn tránh trách nhiệm

Ngay sau khi sự việc cá chết bất ngờ xảy ra, chính quyền xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã có mặt hỗ trợ người dân cứu cá và nắm được mức độ thiệt hại tại các bè cá. Ngay sau khi có báo cáo 113 của Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, UBND tỉnh đã có văn bản số 2905/ UBND-CNN ngày 16-4-2008 giao Chủ tịch UBND huyện Định Quán chủ trì, phối hợp với cá ngành và các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh số lượng cá chết, thống nhất mức độ thiệt hại và chi phí bồi thường thiệt hại cho các hộ nuôi cá bè tại xã Phú Ngọc, đề xuất UBND tỉnh xử lý theo quy định và báo cáo kết quả trong tháng 4-2008.

Nhưng đã gần một năm trôi qua, dù nhiều cuộc họp được tổ chức từ tỉnh xuống xã để xử lý nhưng thủ phạm gây ô nhiễm môi trường làm chết cá của dân là hai công ty nêu trên vẫn bàng quan trước nỗi khổ của dân.

Cụ thể, mãi đến ngày 12-9-2008, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục có văn bản số 7576/UBND-CNN về  “ xử lý việc gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến các nuôi bè chết tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán”. Công văn này giao cho Phòng Cảnh sát Môi trường, phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường, UBND huyện Định Quán giám sát, kiểm tra hành vi không chấp hành việc đình chỉ xả nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn vào hồ Trị An của Công ty Men thực phẩm Mauri La Ngà, xử lý theo quy định. Yêu cầu công ty Men thực phẩm Mauri La Ngà và công ty cổ phần mía đường La Ngà thảo luận, thống nhất trách nhiệm đền bù thiệt hại cho các hộ dân nuôi cá bè tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán.

Sau khi có chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện Định Quán đã nhiều lần yêu cầu hai công ty trên thực hiện việc thỏa thuận đền bù cho dân nhưng vẫn hai công ty này vẫn chây ỳ không chịu thực hiện. Ngày 12-12-2008, UBND huyện Định Quán tiếp tục có công văn, “yêu cầu hai công ty này phối hợp với UBND xã Phú Ngọc khẩn trương tính toán, thương lượng, bồi thường thiệt hại cho các hộ dân nuôi cá bè, báo cáo kết quả thực hiện cho Chủ tịch UBND huyện trước ngày 20-12-2008, không được chậm trễ, kéo dài”.

Hết kiên nhẫn, ngày 9-1-2009, UBND huyện Định Quán đã nhóm họp chính quyền địa phương với đại diện hai công ty và yêu cầu hai đơn vị này phải nhanh chóng thương thảo bồi thường cho các hộ bị thiệt hại trong vòng 15 ngày. Nhưng, đến ngày 2-2-2009, UBND huyện vẫn không nhận được báo cáo của hai công ty về vấn đề nêu trên. Việc bồi thường tiếp tục giẫm chân tại chỗ đến nay. Lãnh đạo hai công ty tiếp tục hứa và đề nghị đưa ra khoản “hỗ trợ” ít ỏi cho các hộ bị thiệt hại và đóng góp vào quỹ phúc lợi của chính quyền địa phương thay cho việc đền bù thiệt hại.

Trước tết, công ty Công ty men Mauri hứa sẽ “hỗ trợ” 30.000 USD để ăn tết Kỷ Sửu. Không được chấp nhận khoản đền bù này, mới đây, hai công ty lại đưa ra mức “hỗ trợ” mới. Theo đó, Công ty men Mauri “hỗ trợ” 25.000 USD còn Công ty mía đường La Ngà đưa ra mức 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Tám, ngụ ở xã Phú Ngọc, bức xúc: “Khoản hỗ trợ trên không thỏa đáng và không thể thay thế cho mức độ thiệt hại mà các hộ dân gánh chịu.” Ông Hoàng Văn Thống, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai cho rằng “chúng tôi đã làm hết trách nhiệm của một cơ quan chuyên môn, bây giờ chỉ còn chờ ý kiến chỉ đạo cuối cùng của UBND tỉnh” Không thể chờ đợi thêm được, “ chúng tôi đang tiến hành lập hồ sơ khởi kiện hai công ty trên ra tòa án”, ông Tám cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên các hộ nuôi cá bè bị chết cá do nước thải của hai công ty này. Cũng vì không quyết liệt với những tình huống sai phạm của hai công ty trên mà nước thải vẫn cứ chảy từ ống xả ra lòng hồ Trị An. Nỗi lo cá chết do ô nhiễm nước vẫn còn treo lơ lửng đối với những hộ dân của làng cá bè La Ngà.

Từ tháng 7-2008, ông Ao Văn Thinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản 5701/UBND-CNN chỉ đạo đình chỉ việc xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn của Công ty men Mauri và Công ty mía đường La Ngà vào hồ Trị An từ ngày 18-7-2008; yêu cầu hai công ty trên phải khẩn trương cải tạo hệ thống nước thải theo đúng tiêu chuẩn. Nhưng đã nhiều lần hứa mà hai công ty trên không hoàn thiện được như đã cam kết với chính quyền.




1


Cách đây vài ngày, ông Ao Văn Thinh đã ký hai quyết định xử phạt Công ty men Mauri La Ngà và Công ty CP Mía đường La Ngà về hành vi xả nước thải chưa dạt tiêu chuẩn xuống sông La Ngà. Theo đó, Công ty men Mauri bị xử phạt 32 triệu đồng, tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Công ty Mía đường La Ngà bị phạt 22 triệu đồng, nhưng được gia hạn đến 30-3 phải hoàn tất cải tạo hệ thống xử lý nước thải, nếu không sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động.

Đây là biện pháp cứng rắn của UBND tỉnh Đồng Nai sau khi cân nhắc kỹ lưỡng để bảo vệ môi trường nước của hồ Trị An. Nhưng những người dân bị thiệt hại do việc gây ô nhiễm của hai công ty này gây ra vẫn chưa có biện pháp cứng rắn nào. Có lẽ, ngoài việc chú tâm đến đầu tư sản xuất, tìm kiếm lợi nhuận, Công ty Men thực phẩm Mauri La Ngà và Công ty cổ phần mía đường La Ngà cũng nên nghiên cứu sâu hơn về đạo đức và văn hóa kinh doanh để phát triển tốt hơn.


Nguồn tin: Nam Tư, Nguyên Tuấn - Báo Nhân Dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 80

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 74


thoi trang cong so Hôm nay : 22626

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1249293

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49442480

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi