Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tin thanh tra

TP.HCM: Kiểm tra đến đâu, sai phạm đến đó

Thứ năm - 06/11/2008 05:07
Ống thoát nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra ngoài tại Công ty Vissan bị đoàn thanh tra phát hiện.

Ống thoát nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra ngoài tại Công ty Vissan bị đoàn thanh tra phát hiện.

Trước thực trạng vi phạm môi trường của doanh nghiệp ngày càng công khai, nghiêm trọng, Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM đã tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Điều đáng nói là kiểm tra đến đâu thì phát hiện doanh nghiệp vi phạm môi trường đến đó và doanh nghiệp càng lớn thì mức độ vi phạm càng nặng.
Doanh nghiệp lớn nhỏ đều tái vi phạm

Theo chân đoàn thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, chúng tôi trở lại Công ty TNHH một thành viên Kỹ nghệ súc sản Vissan.

Tại thời điểm kiểm tra ngày 27-10, đoàn thanh tra đã phát hiện bể xử lý nước thải của công ty có một ống thoát nước thải chưa qua xử lý xả thẳng trực tiếp ra ngoài. Trong bể xử lý, tại bể lắng bùn vẫn có bùn nổi trên mặt và trộn lẫn với nước thải thải ra sông.

Mặt khác, chất thải rắn của công ty bỏ bừa bãi dọc lối đi thay vì được lưu giữ trong kho trước khi chuyển giao cho các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý.

Về khí thải, công ty sử dụng 2 lò đốt bằng dầu FO nhưng công ty chưa có hệ thống xử lý khí thải. Không chỉ vậy, theo bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chánh thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường, đây là một trong những doanh nghiệp có tên trong danh sách những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường phải di dời từ năm 2004 nhưng đến nay công ty vẫn chưa di dời.

Việc vi phạm môi trường còn diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp như Công ty TNHH Đế Lĩnh, Công ty TNHH Rượu thực phẩm, Công ty TNHH Technology Việt Nam, Công ty TNHH Nikkiso Việt Nam (KCX Tân Thuận)… Phần lớn các công ty đều có hệ thống xử lý nước thải nhưng tại thời điểm kiểm tra dù trời không mưa vẫn có lượng nước thải chảy vào cống thoát nước mưa.

Thậm chí Công ty TNHH Technology Việt Nam còn công khai vi phạm khi đầu tư hệ thống xử lý nước thải chỉ với công suất xử lý 250m3 nước/ngày đêm, trong khi tải lượng nước phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty là 1.000 m3 nước/ngày đêm. Việc có hệ thống xử lý nước thải chỉ là hình thức để đối phó với cơ quan chức năng của DN.

Lĩnh vực xử lý khí thải và lưu giữ, chuyển giao chất thải nguy hại là vấn đề ít được các công ty quan tâm chú ý. Gần như doanh nghiệp nào cũng sử dụng lò đốt bằng dầu FO nhưng lại không đầu tư hệ thống xử lý khí thải.

Điều đáng nói là những doanh nghiệp có hành vi vi phạm môi trường nêu trên đều đã từng bị Thanh tra sở, thậm chí là Phó Chủ tịch UBND TPHCM, ký quyết định xử phạt nhưng cho đến lần kiểm tra sau thì vẫn tiếp tục tái phạm.

    “Lời hứa không mất tiền mua…”

Lý giải cho những nghi vấn sai phạm về môi trường của mình, ông Nguyễn Ngọc An, Phó Giám đốc Công ty Vissan cho biết, ống thoát nước thải không qua xử lý chỉ là đường ống kỹ thuật, phòng khi hệ thống xử lý nước thải có sự cố. Cụ thể là trong trường hợp hệ thống nước thải bị hư hỏng toàn bộ thì ống thoát nước này sẽ giúp đưa nước thải chưa qua xử lý ra ngoài, đảm bảo cho hoạt động sản xuất luôn diễn ra thường xuyên.

Việc lượng bùn nổi trên bề mặt nước thải và tràn vào bể thoát nước sau xử lý có khả năng do cần gạt bùn bị hư hoặc hư hệ thống dây cáp. Công ty sẽ cho khắc phục ngay. Riêng hệ thống xử lý khí thải cho lò đốt thì hiện công ty đang tiến hành đầu tư xây dựng, dự kiến đến cuối năm 2008 sẽ hoàn thành.

Liên quan đến việc tại sao cho đến nay công ty chưa di dời, ông An cho biết công ty quyết định chọn Khu công nghiệp Tân Tạo quận Bình Tân để di dời. Tuy nhiên, cho đến nay, diện tích đất 5ha dành cho công ty vẫn chưa giải tỏa xong. Vẫn còn một số hộ dân chưa thể thương thảo đền bù được nên việc di dời phải hoãn lại.

Khi phóng viên hỏi tại sao không chọn địa điểm khác để di dời, ông An cho rằng do công ty đã lập mô hình thiết kế cho dự án trên 5ha đất đó nên việc chọn khu đất khác là không thể. Thế nhưng, cũng chính ông An lại mâu thuẫn khi cho biết thêm hiện công ty đang chuẩn bị di dời xuống khu vực Bến Lức Long An. Hiện việc lập dự án, lên kế hoạch di dời đã xong.

Dự kiến đến cuối năm 2009, công ty sẽ dời công đoạn giết mổ súc vật xuống Long An. Diện tích đất hiện tại (phường 13 quận Bình Thạnh) sẽ được chuyển đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản xuất. Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Kim Oanh, một hệ thống xử lý nước thải lại có ống xả thải trực tiếp ra ngoài không qua xử lý là không được phép.

Trường hợp hệ thống xử lý bị hư thì phải ngưng hệ thống sản xuất để đảm bảo không phát sinh chất thải gây hại cho môi trường. Còn nguyên nhân chưa di dời của công ty là khó có thể chấp nhận được vì đã quá lâu so với thời gian mà công ty phải di dời.

Riêng đối với Công ty TNHH Đế Lĩnh, Công ty TNHH Rượu thực phẩm, Công ty TNHH Technology Việt Nam, Công ty TNHH Nikkiso Việt Nam (KCX Tân Thuận) thì đại diện công ty đã nhận trách nhiệm và xin hứa sẽ khắc phục hiện trạng vi phạm. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Dụ, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, để xử lý triệt để hơn tình trạng tái vi phạm môi trường, biện pháp xử lý cần phải hiệu quả hơn.

Đơn cử như trường hợp Công ty cổ phần Thuộc da Hào Dương, chưa cần phải rút giấy chứng nhận đầu tư hay đóng cửa doanh nghiệp mà chỉ cần thực hiện biện pháp cắt điện cộng với rút giấy phép xả thải cũng khiến cho doanh nghiệp buộc phải thực hiện tốt công tác môi trường.

Hiện sở đang kiến nghị UBND TPHCM cho áp dụng biện pháp cắt điện đối với những doanh nghiệp cố tình vi phạm môi trường. Việc sớm thông qua đề xuất trên sẽ tạo điều kiện để việc xử lý doanh nghiệp vi phạm môi trường được triệt để, hiệu quả hơn.






Nguồn tin: Minh Xuân - sggp.org.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi