Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tin thanh tra

Thiếu chế tài, chủ trương đúng cũng thua

Thứ sáu - 19/06/2009 23:46
Chính phủ vừa đồng ý để UBND TP Hà Nội và TPHCM hoàn thiện quy chế không cấp phép mới cho các ngành nghề sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, tái chế chất phế thải, tẩy, nhuộm, hồ in trên sản phẩm dệt may, luyện cán cao su, thuộc da, xi mạ điện, gia công cơ khí, sản xuất bột giấy, sản xuất vật liệu xây dựng… Ngoài ra, những doanh nghiệp (DN) thuộc các ngành nghề trên đang hoạt động trong khu dân cư sẽ bị buộc phải di dời khỏi khu vực đô thị. Quy định này cũng sẽ được triển khai áp dụng rộng rãi trong cả nước.
Đây là chủ trương đúng, phù hợp với yêu cầu cấp thiết nhằm cải thiện thực trạng môi trường sống vốn đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ở nước ta hiện nay. Việc tồn tại của các DN sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư đã và đang khiến cho nhiều người dân phải sống trong cảnh “ăn chung với ô nhiễm, ngủ chung với ô nhiễm và thở chung ô nhiễm”. Thế nhưng, để có thể di dời các DN gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư không phải là dễ.

Trên thực tế, tại TPHCM, chủ trương di dời DN sản xuất gây ô nhiễm khỏi khu dân cư đã được thực hiện từ năm 2002. Vào thời điểm đó, một ban chỉ đạo di dời DN sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư đã được thành lập do Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thương) chủ trì. Ban chỉ đạo này đã yêu cầu lãnh đạo các quận huyện rà soát, lập danh sách các DN gây ô nhiễm cần phải di dời và trình Chính phủ phê duyệt. Mặt khác, thành phố cũng đã lập nguồn quỹ hỗ trợ các DN di dời kết hợp thực hiện đổi mới công nghệ và thiết bị. Thế nhưng cho đến nay vẫn còn gần 40 DN, chủ yếu là các DN có quy mô rất lớn, chưa di dời. Vậy đâu là nguyên nhân?

Tháng 4-2009, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã tiến hành rà soát lại toàn bộ tiến trình thực hiện di dời của các DN gây ô nhiễm chậm thực hiện theo kế hoạch đã được duyệt. Kết quả cho thấy, vẫn có đến hơn 60% DN chưa có động thái nào cho thấy sắp di dời. Lý do được các DN đưa ra là do họ phải chờ công ty “mẹ” phê duyệt kế hoạch. Số khác thì cho rằng họ chưa tìm được điểm đến, chưa có vốn di dời…

Việc các DN cố tình ở lại trong khu dân cư, một phần là do biện pháp chế tài của cơ quan chức năng chưa đủ mạnh để buộc họ phải di dời. Hiện nay việc xử lý các DN chậm di dời này mới chỉ dừng ở mức xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức và biện pháp xử phạt cũng chỉ dựa trên mức độ và hành vi gây ô nhiễm nên chưa đủ mức răn đe. Bởi vì, nếu so số tiền các đơn vị này phải nộp phạt với chi phí họ phải di dời và phải đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm, thì phần lợi luôn thuộc về DN.

Chủ trương không cấp phép mới cho các ngành nghề sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư có lẽ sẽ rất dễ thực hiện. Thế nhưng, để di dời những DN thuộc các ngành nghề gây ô nhiễm này đang hoạt động nằm xen kẽ tại khu dân cư lại không dễ chút nào. Do đó, nên chăng song song với chủ trương di dời DN thuộc ngành nghề gây ô nhiễm, cần thiết phải có biện pháp chế tài đủ mạnh đi kèm, có như vậy thì chủ trương trên mới được triển khai triệt để hơn trong thực tế.





Nguồn tin: Minh Xuân - sggp.org.vn 19/6/09

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi