Trang nhất » Tin tức - Sự kiện » Tin thanh tra

Xử phạt ô nhiễm môi trường còn theo kiểu… dung túng!

Thứ bảy - 20/12/2008 04:59
Hội nghị sơ kết 3 năm bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Hội nghị sơ kết 3 năm bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tình hình vi phạm pháp luật về môi trường đang diễn biến rất phức tạp song các quy định xử lý còn bất cập, không triệt để, thậm chí có trường hợp gần như dung túng
Vi phạm pháp luật về môi trường đang lan rộng

Ngày 16/12, hội nghị sơ kết 3 năm triển khai chương trình hành động bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ TN-MT tổ chức tại Đà Nẵng, Đại tá Nguyễn Sỹ, Cục phó Cục Cảnh sát môi trường (CSMT - Bộ Công an) cho biết, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường đang diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khi xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp, phát triển làng nghề đã coi việc không chú trọng đầu tư các hạng mục xử lý khí thải, rác thải, nước thải là… giải pháp hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận!

Qua kiểm tra đã phát hiện hầu hết các làng nghề (khoảng 1.500) xả chất thải không qua xử lý ra mương, rãnh, ao, ruộng lúa. Trên 70% trong 192 KCN trong cả nước chưa có hệ thống xử lý chất thải. Nhiều nhà máy, xí nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường vượt gấp nhiều lần mức cho phép, gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, nhất là hạ lưu các sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Thị Vải, Đồng Nai, Sài Gòn…

Tình trạng nhập khẩu máy móc cũ, công nghệ lạc hậu, sắt thép phế liệu, nhựa tái sinh chứa rác thải nguy hại diễn ra khá phổ biến với thủ đoạn tinh vi, như “tạm nhập, tái xuất” qua cảng biển, khi bị phát hiện thì khai là “gửi nhầm hàng” và xin được chuyển trả lại…

Hoạt động nhập khẩu và phá dỡ tàu cũ ở Hải Phòng và một số tỉnh cũng đặt môi trường khu vực vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Các chất thải độc hại như dầu mỡ, bụi xỉ chứa kim loại nặng, nước thải khó có thể khắc phục, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Điển hình là vụ Công ty Huyndai Vinashin (Khánh Hoà) thải ra hàng trăm nghìn tấn hạt xỉ đồng (hạt Nix) và các loại chất thải độc hại khác.

Bên cạnh đó, mỗi năm có hàng ngàn ha rừng bị chặt phá, tập trung ở vùng giáp ranh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, khu vực Tây Nguyên, Quảng Nam, Ninh Thuận…, kể cả rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia.

Tại các mỏ khai thác khoáng sản (thiếc, vàng…) và vật liệu xây dựng (cát, đá…), nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cũng bị ô nhiễm do sử dụng thuỷ ngân và kim loại nặng. Nhiều dòng sông bị xói lở làm biến đổi dòng chảy, gây nguy cơ biến đổi hệ sinh thái, phong hoá, rửa trôi, biến rừng thành đất trống đồi núi trọc, tiềm ẩn nguy cơ lũ quét cao. Song hành là tình trạng săn bắn, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm còn diễn ra công khai ở nhiều nơi.

Trong lĩnh vực y tế, hầu hết các bệnh viện trong cả nước có lượng rác thải hàng ngày rất lớn song chưa được quản lý và xử lý chặt chẽ theo quy chế xử lý chất thải y tế, kể cả các bệnh viện lớn như Việt - Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, bệnh viện K. Hà Nội, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM… Từ đó dẫn đến việc, tư nhân, cơ sở thu mua phế liệu thu gom, mua bán để tái chế, sản xuất đồ dùng sinh hoạt, bất chấp nguy cơ lây truyền dịch bệnh nguy hại. Nhiều bệnh viện vẫn đang xả nước thải chưa xử lý vào cống thoát nước chung của TP, gây ô nhiễm đất, nước; thậm chí thải chung bệnh phẩm với rác thải sinh hoạt...

Quy định xử lý vi phạm môi trường còn theo kiểu… dung túng!

Theo ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng, các quy định chế tài đối với hành vi vi phạm trên lĩnh vực môi trường vẫn chưa đủ kiên quyết, chặt chẽ, thậm chí còn có tình trạng gần như… dung túng, khiến việc xử lý không triệt để, không có tác dụng răn đe, giáo dục đối tượng vi phạm và cảnh tỉnh cho xã hội. Điển hình nhất là chuyện tỉnh đổ cho Bộ, Bộ đổ cho tỉnh trong việc xử lý vụ Vedan VN, rốt cuộc là nhà máy này vẫn hoạt động bình thường!

Ông Bùi Cách Tuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) cũng thừa nhận: “Việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường còn rất hạn chế và nhiều bất cập. Nhiều loại thuế, phí môi trường cần thiết chưa có, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và trong khai thác khoáng sản gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Còn rất thiếu các chính sách nhằm ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển dịch vụ môi trường, thúc đẩy xã hội hoá công tác môi trường…”.

Đặc biệt, theo đại tá Nguyễn Sỹ, các quy định luật pháp trong lĩnh vực điều tra, xử lý tội phạm về môi trường còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Bộ luật Hình sự năm 1999 có 10 điều quy định về tội phạm môi trường, trong đó có 8 điều quy định về dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính”, 5 điều quy định đây là dấu hiệu định tội bắt buộc. Do vậy, có nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng nhưng chưa bị xử lý hành chính hoặc hết thời hạn, thời hiệu xử lý thì cũng không xử lý hình sự được.

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính vừa được sửa đổi tháng 4/2008 nhưng mới chỉ bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chứ không bổ sung thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn (tạm giữ người, tang vật, phương tiện, khám xét), chưa quy định được sử dụng các phương tiện kỹ thuật để phát hiện, truy tìm đối tượng, thu thập chứng cứ, phân tích dấu vết vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Và hiện Chính phủ cũng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Mặt khác, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 chưa quy định thẩm quyền điều tra của Cục (Phòng) CSMT. Do vậy, CSMT chưa phải là cơ quan điều tra (chuyên trách), cũng chưa phải là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà chỉ tổ chức điều tra trinh sát, còn việc điều tra theo thủ tục tố tụng phải giao cho cơ quan khác có thẩm quyền. Đồng thời cũng chưa có văn bản nào quy định lực lượng CSMT được tham gia thẩm định đối với những dự án có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

Do tình hình này, tại hội nghị ngày 16/12, Tổng cục môi trường đã kiến nghị Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ TN-MT khẩn trương hoàn thiện các cơ sở pháp lý cần thiết, tăng cường năng lực, trang thiết bị để phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng CSMT. Hàng năm, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí đủ kinh phí hỗ trợ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường.


Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


Ngày nước thế giới 2021
1
1
1
1
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
2022 << 5/2023 >> 2024
LIÊN KẾT WEBSITE :
1
1
1
1
1

Thống kê

thoi trang Đang truy cập : 70

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 64


thoi trang cong so Hôm nay : 14631

áo khoác nữ Hàn Quốc Tháng hiện tại : 1241298

áo sơ mi nữ công sở Tổng lượt truy cập : 49434485

áo khoác nữ Hàn Quốc vay dep thời trang LOZA thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lò hơi nồi hơi rèm cửa giá rẻ Dong phuc nhom san panel Máy làm đá viên công nghiệp Máy sản xuất đá viên Máy xay đá may lam da vien cáp nhôm bọc xlpe giá treo tivi