Bình Dương: Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí, lệ phí trong lĩnh vực tài nguyên nước

Trong tháng 12/2014, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương đã ra Nghị Quyết số 40/2014/NQ-HĐND Quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí, lệ phí trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nghị Quyết quy định mức thu phí và lệ phí đối với các loại: Phí thẩm định thiết kế giếng thăm dò, đề án thăm dò, báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất với lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm là 400.000/Thiết kê, báo cáo. Từ 200 đến dưới 500 m3/ngày đêm là 1.100.000/đề án, báo cáo. Từ 500 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm là 2.600.000/ đề án, báo cáo. Lưu lượng từ 1.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm là 5.000.000/ đề án, báo cáo; Đối với Phí thẩm định báo cáo kết quả thi công, báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất với lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm là 400.000/báo cáo. Từ 200 đến dưới 500 m3/ngày đêm là 1.400.000/báo cáo. 500 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm là 3.4000/báo cáo. Từ 1.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm là 6.000.000/báo cáo.

Đối với phí thẩm định đề án khai thác, báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt dùng cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1 m3/giây hoặc để phát điện với công suất dưới 50kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm là 600.000/đề an, báo cáo; cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng 0,1 m3/giây đến dưới 0,5m3/giây hoặc để phát điện với công suất từ 50kw đến dưới 200kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm  là 1.800.000/đề án, báo cáo; cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng 0,5 m3/giây đến dưới 1m3/giây hoặc để phát điện với công suất từ 200kw đến dưới 1.000kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000m3/ngày đêm  là 4.400.000/đề án, báo cáo; cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1m3/giây đến dưới 2 m3/giây hoặc để phát điện với công suất từ 1.000kw đến dưới 2.000kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000m3/ngày đêm  là 8.400.000/đề án, báo cáo; Phí thẩm định đề án, báo cáo hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 100 m3/ngày đêm là 600.000/đề án, báo cáo. Từ 100 đến dưới 500 m3/ngày đêm là 1.800.000/đề án, báo cáo. Từ 500 đến dưới 2.000 m3/ngày đêm là 4.400.000/đề án, báo cáo. Từ 2.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm là 8.400.000/đề án, báo cáo; Phí thẩm định hồ sơ điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ là 1.400.000/hồ sơ; Các loại lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là 150.000/giấy phép.

Nghi định cũng quy định rõ đối với những trường hợp gia hạn và điều chỉnh giấy phép mức thu phí, lệ phí bằng 50% mức thu đối với các trường hợp tương ứng nêu trên.

Theo đó, việc quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí cơ quan trực tiếp thu phí, lệ phí được trích lại 60% trên tổng số phí thu được để trang trải chi phí cho công tác thẩm định, cấp phép và tổ chức thu phí, lệ phí; số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Nghị Quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2014 và thay thế Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. 

Tác giả bài viết: Ngọc Điệp (dwrm)