Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước sinh hoạt trầm trọng
- Thứ hai - 19/04/2010 22:48
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, các tỉnh miền bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của không khí lạnh suy yếu và di chuyển dần ra phía đông. Hôm nay (19-4), phía tây Bắc Bộ có khả năng chịu ảnh hưởng kết hợp của áp thấp phía tây có xu hướng phát triển dần về đông - nam cho nên nhiệt độ khu vực này sẽ tăng.
Một số khu vực vẫn có mưa rải rác. Phía tây Bắc Bộ, nhiệt độ thấp nhất từ 17 đến 20oC; phía đông Bắc Bộ sáng sớm có mưa và mưa rào nhẹ rải rác, sau có mưa vài nơi, nhiệt độ thấp nhất từ 18 đến 21oC.
Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trời nắng gay gắt, khô hạn khắp nơi, giá nước ngọt ở nhiều địa phương đang thay đổi từng ngày, có nơi lên tới 170 nghìn đồng/m3, nhưng vẫn không có đủ nước ngọt để bán. Tại tỉnh Bến Tre, giá nước tại một số xã thuộc huyện Bình Ðại lên đến 80 nghìn đồng/m3.
Lượng nước mưa ít ỏi còn lại ở một số hồ chứa có giá từ 150 đến 170 nghìn đồng/m3. Xã Thạnh Phước, huyện Bình Ðại hiện có 2.450 hộ dân phải sống trong cảnh thiếu nước. Giá nước ngọt đến những xóm ấp xa đường đã lên đến 150 nghìn đồng/xe nhưng không có để mua.
UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các ngành và địa phương lưu ý trữ nước, tiết kiệm nước ngọt, hạn chế tối đa tình trạng đẩy giá nước ngọt lên cao... Tuy nhiên, lượng nước còn lại chỉ có thể phục vụ sinh hoạt trong vòng một tháng. Trong khi đó, nước mặn đã vào sâu cách cửa sông khoảng 70 km. Hệ thống cống trong dự án ngọt hóa Gò Công buộc phải đóng kín, cho nên các kênh đã khô cạn không còn nguồn nước bổ trợ. Hiện nay, hơn 200 nghìn nhân khẩu đang thiếu nước trầm trọng. Tỉnh đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, ước tính kinh phí hơn 20 tỷ đồng.
Tại Long An, nắng nóng kéo dài làm cạn kiệt nguồn nước ở các huyện vùng hạ như Cần Giuộc, Cần Ðước... khiến hàng nghìn hộ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Tại xã Long Hựu Ðông, huyện Cần Giuộc có ba ấp, với hơn một nghìn hộ thiếu nước ngọt sinh hoạt. Hầu hết người dân sử dụng nước bằng cách đổi nước lưu động từ các ghe, xe chở từ các nơi khác về, giá 35 nghìn đến 45 nghìn đồng/m3 nước, nhưng nguồn nước không ổn định, chất lượng không được bảo đảm.
Ðể bảo đảm nguồn nước cho gần 7.200 ha lúa vụ đông xuân ở hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị (Quảng Trị), Xí nghiệp thủy nông Nam Thạch Hãn đã tiến hành bơm đập cao-su dự trữ khoảng 10 triệu m3 nước; tăng cường công tác quản lý tưới, hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước chảy về các kênh tiêu; tưới luân phiên năm ngày đóng/năm ngày mở. Khi mực nước xuống thấp, tiến hành khoanh vùng bơm cho các HTX để chủ động bơm dầu, bơm điện hỗ trợ một phần diện tích sản xuất của mình. Ðồng thời hướng dẫn cùng các HTX có phương án ngăn chặn các đập tạm ở các kênh nội đồng để giữ nước phục vụ cho công tác bơm chống hạn.
Từ tháng 3 và đầu tháng 4 vừa qua, sau một vài trận mưa nhỏ trái mùa, nông dân ở nhiều nơi trong tỉnh Ðồng Nai đã xuống giống lúa hè thu, gây ra tình trạng lúa thiếu nước nghiêm trọng. Ðể cứu hạn cho hơn 1.800 ha lúa ở vùng đập Ðồng Hiệp, Công ty Khai thác công trình thủy lợi Ðồng Nai huy động thêm bảy máy bơm dầu bơm tiếp nước từ tất cả các nguồn. Song, vụ này nông dân ở đây canh tác vượt quá kế hoạch hơn 200 ha cho nên khô hạn càng nặng. Dự báo, từ nay đến hết tháng 4 không có mưa, nhiều diện tích lúa sẽ chết khô vì không còn nước để tưới. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, nông dân chỉ xuống giống khi chủ động nguồn nước tưới, tránh gieo sạ khô hoặc gieo sạ khi mùa mưa chưa chính thức bắt đầu.
Trong những ngày qua, tại TP Hồ Chí Minh cũng như nhiều tỉnh, thành phố như Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Ðồng Tháp, Kiên Giang tiếp tục có mưa. Ðây là đợt mưa thứ hai trong chưa đầy một tuần qua sau thời gian dài nắng nóng oi bức. Ðài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ nhận định, Nam Bộ trải qua thời kỳ dài nắng nóng, cho nên khi các yếu tố khác kích động như không khí lạnh dễ gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa, dông, lốc, sấm sét, thậm chí mưa đá.
Hiện nay, một số diện tích rừng tại các xã đảo Nam Du, An Sơn, Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang) đang héo úa, rụng lá đồng loạt rất có thể sẽ chết khô, nếu như trong những ngày tới không có mưa. Ngoài ra, một số xã trên các đảo, nguồn nước ngọt cũng rất hạn chế. Hiện giá bán nước ngọt, kể cả nguồn nước tại chỗ, nước chở từ đất liền ra đảo và nguồn nước đóng chai đều có mức khá cao, có loại tăng gấp hai lần so thời điểm mùa nắng năm trước.
Ðến nay, tỉnh Hòa Bình có hơn 181 ha lúa đông xuân bị nhiễm bệnh lùn sọc đen; trong đó hơn 135 ha được xử lý bằng nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh và phun thuốn phòng trừ. Chi cục BVTV tỉnh Hòa Bình khuyến cáo nông dân thường xuyên theo dõi diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng, khi phát hiện có rầy phải phun thuốc phòng trừ ngay với những loại thuốc phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, bệnh lùn sọc đen hại lúa có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa vụ hè thu, vụ mùa và nhiều loại cây trồng khác. Tỉnh chỉ đạo các địa phương xử lý tốt đồng ruộng trước khi gieo cấy, chọn đúng giống và cơ cấu giống. Ngay sau khi thu hoạch lúa xuân phải dọn sạch bờ, ruộng, mương dẫn nước, cày vùi lấp hết gốc rạ; kiểm tra, phát hiện và bao vây phun trừ kịp thời rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ trên bờ vùng, bờ thửa, mương nước để hạn chế rầy di chuyển sang mạ, lúa...
Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trời nắng gay gắt, khô hạn khắp nơi, giá nước ngọt ở nhiều địa phương đang thay đổi từng ngày, có nơi lên tới 170 nghìn đồng/m3, nhưng vẫn không có đủ nước ngọt để bán. Tại tỉnh Bến Tre, giá nước tại một số xã thuộc huyện Bình Ðại lên đến 80 nghìn đồng/m3.
Lượng nước mưa ít ỏi còn lại ở một số hồ chứa có giá từ 150 đến 170 nghìn đồng/m3. Xã Thạnh Phước, huyện Bình Ðại hiện có 2.450 hộ dân phải sống trong cảnh thiếu nước. Giá nước ngọt đến những xóm ấp xa đường đã lên đến 150 nghìn đồng/xe nhưng không có để mua.
UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các ngành và địa phương lưu ý trữ nước, tiết kiệm nước ngọt, hạn chế tối đa tình trạng đẩy giá nước ngọt lên cao... Tuy nhiên, lượng nước còn lại chỉ có thể phục vụ sinh hoạt trong vòng một tháng. Trong khi đó, nước mặn đã vào sâu cách cửa sông khoảng 70 km. Hệ thống cống trong dự án ngọt hóa Gò Công buộc phải đóng kín, cho nên các kênh đã khô cạn không còn nguồn nước bổ trợ. Hiện nay, hơn 200 nghìn nhân khẩu đang thiếu nước trầm trọng. Tỉnh đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, ước tính kinh phí hơn 20 tỷ đồng.
Tại Long An, nắng nóng kéo dài làm cạn kiệt nguồn nước ở các huyện vùng hạ như Cần Giuộc, Cần Ðước... khiến hàng nghìn hộ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Tại xã Long Hựu Ðông, huyện Cần Giuộc có ba ấp, với hơn một nghìn hộ thiếu nước ngọt sinh hoạt. Hầu hết người dân sử dụng nước bằng cách đổi nước lưu động từ các ghe, xe chở từ các nơi khác về, giá 35 nghìn đến 45 nghìn đồng/m3 nước, nhưng nguồn nước không ổn định, chất lượng không được bảo đảm.
Ðể bảo đảm nguồn nước cho gần 7.200 ha lúa vụ đông xuân ở hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị (Quảng Trị), Xí nghiệp thủy nông Nam Thạch Hãn đã tiến hành bơm đập cao-su dự trữ khoảng 10 triệu m3 nước; tăng cường công tác quản lý tưới, hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước chảy về các kênh tiêu; tưới luân phiên năm ngày đóng/năm ngày mở. Khi mực nước xuống thấp, tiến hành khoanh vùng bơm cho các HTX để chủ động bơm dầu, bơm điện hỗ trợ một phần diện tích sản xuất của mình. Ðồng thời hướng dẫn cùng các HTX có phương án ngăn chặn các đập tạm ở các kênh nội đồng để giữ nước phục vụ cho công tác bơm chống hạn.
Từ tháng 3 và đầu tháng 4 vừa qua, sau một vài trận mưa nhỏ trái mùa, nông dân ở nhiều nơi trong tỉnh Ðồng Nai đã xuống giống lúa hè thu, gây ra tình trạng lúa thiếu nước nghiêm trọng. Ðể cứu hạn cho hơn 1.800 ha lúa ở vùng đập Ðồng Hiệp, Công ty Khai thác công trình thủy lợi Ðồng Nai huy động thêm bảy máy bơm dầu bơm tiếp nước từ tất cả các nguồn. Song, vụ này nông dân ở đây canh tác vượt quá kế hoạch hơn 200 ha cho nên khô hạn càng nặng. Dự báo, từ nay đến hết tháng 4 không có mưa, nhiều diện tích lúa sẽ chết khô vì không còn nước để tưới. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, nông dân chỉ xuống giống khi chủ động nguồn nước tưới, tránh gieo sạ khô hoặc gieo sạ khi mùa mưa chưa chính thức bắt đầu.
Trong những ngày qua, tại TP Hồ Chí Minh cũng như nhiều tỉnh, thành phố như Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Ðồng Tháp, Kiên Giang tiếp tục có mưa. Ðây là đợt mưa thứ hai trong chưa đầy một tuần qua sau thời gian dài nắng nóng oi bức. Ðài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ nhận định, Nam Bộ trải qua thời kỳ dài nắng nóng, cho nên khi các yếu tố khác kích động như không khí lạnh dễ gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa, dông, lốc, sấm sét, thậm chí mưa đá.
Hiện nay, một số diện tích rừng tại các xã đảo Nam Du, An Sơn, Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang) đang héo úa, rụng lá đồng loạt rất có thể sẽ chết khô, nếu như trong những ngày tới không có mưa. Ngoài ra, một số xã trên các đảo, nguồn nước ngọt cũng rất hạn chế. Hiện giá bán nước ngọt, kể cả nguồn nước tại chỗ, nước chở từ đất liền ra đảo và nguồn nước đóng chai đều có mức khá cao, có loại tăng gấp hai lần so thời điểm mùa nắng năm trước.
Ðến nay, tỉnh Hòa Bình có hơn 181 ha lúa đông xuân bị nhiễm bệnh lùn sọc đen; trong đó hơn 135 ha được xử lý bằng nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh và phun thuốn phòng trừ. Chi cục BVTV tỉnh Hòa Bình khuyến cáo nông dân thường xuyên theo dõi diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng, khi phát hiện có rầy phải phun thuốc phòng trừ ngay với những loại thuốc phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, bệnh lùn sọc đen hại lúa có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa vụ hè thu, vụ mùa và nhiều loại cây trồng khác. Tỉnh chỉ đạo các địa phương xử lý tốt đồng ruộng trước khi gieo cấy, chọn đúng giống và cơ cấu giống. Ngay sau khi thu hoạch lúa xuân phải dọn sạch bờ, ruộng, mương dẫn nước, cày vùi lấp hết gốc rạ; kiểm tra, phát hiện và bao vây phun trừ kịp thời rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ trên bờ vùng, bờ thửa, mương nước để hạn chế rầy di chuyển sang mạ, lúa...