“Cất một tiếng nói cứu con sông Mẹ”
- Thứ sáu - 02/07/2010 01:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sinh ra trên một cù lao nằm giữa sông Tiền, gần 30 năm trong sự nghiệp khoa học của mình nghiên cứu các vấn đề của sông Mê Kông, vùng ĐBSCL, vậy mà, tới giờ, Giáo sư Trân vẫn thấy, ông chưa hiểu hết con sông Mẹ... Trò chuyện với tôi vào ngày 21.6, ông Trân khuyên:”Trước hết, cô nên về bán đảo Cà Mau đôi bữa”. Dường như vẫn chưa yên tâm, sau buổi báo cáo chuyên đề “Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với thách thức kép của biến đổi khí hậu” tổ chức tại Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TPHCM sáng 19.6, GS Trân chuyển cho tôi xem trước hai tài liệu gần đây do ông viết.
Thưa ông, “Người ta có thể học hỏi được rất nhiều điều từ một dòng sông” (lời nhà văn Đức Herman Hesse). Ông học được điều gì từ dòng Mê Kông trong 30 năm qua?
- Trước khi trả lời câu hỏi, tôi muốn nhắc lại rằng, nước là yếu tố sống còn cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. Cần thiết đến mức khi loài người thám hiểm các hành tinh khác, một trong những điều các nhà khoa học tìm kiếm đầu tiên là dấu vết của sự hiện diện của nước ở đó.
Vì vậy, một vùng lãnh thổ có được một dòng sông chảy qua là một điều may mắn cho vùng đất, cho người dân sinh sống nơi đó. Nhận thức này cần được nhấn mạnh để biết quý trọng dòng sông, giữ gìn và tôn tạo để nó có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững.
Quê tôi ở Mỹ Hiệp, một trong ba xã của cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, nằm giữa dòng sông Tiền. Nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học, từ 1980 - 1992, tôi là Phó Chủ nhiệm UB Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Từ 1983 - 1990, được Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cử làm Chủ nhiệm chương trình khoa học cấp Nhà nước “Điều tra cơ bản tổng hợp vùng ĐBSCL”(CT 60 - 02, 60 - B), tôi càng gần gũi với con sông quê hương.
Gắn bó với sự phát triển của ĐBSCL suốt 30 năm qua, chứng kiến thực tế khai thác dòng sông để phát triển của vùng đất này, tôi luôn nghĩ về nhiệm vụ phải bảo vệ sông Mê Kông, thấy nó cần được xem như một cơ thể sống, có cuộc sống của nó, với nhịp điệu và trao đổi, có quá khứ, hiện tại, tương lai mà chúng ta cần biết, càng rõ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, và tuỳ thuộc vào cách con người khai thác nó ra sao mà nó sẽ đáp ứng lại.
Có ý kiến cho rằng, cách gọi ĐBSCL như hiện nay là chưa chuẩn. Đúng ra, phải gọi là Đồng bằng hạ lưu Mê Kông. Gọi tên chính xác, để khi phát sinh vấn đề tìm được cách chính xác giải quyết? Quan điểm của ông với tư cách là một nhà khoa học hiện đang nghiên cứu các vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH), Giám đốc MDDRC?
- Gọi ĐBSCL cũng có cái lý của nó, cho người dân dễ hiểu. Xưa nay, nói ĐBSCL, người ta hiểu ngay nói đến vùng đất nào. Từ góc độ khoa học, thì đó là châu thổ sông Mê Kông phần đất Việt Nam. Tôi đã gọi vùng đất này như vậy trong báo cáo của tôi tại Hội nghị thường niên lần thứ 78 của UB Quốc tế về các đập lớn vừa qua tại Hà Nội, 23 - 26.5.2010.
Nói đến tình trạng của sông Mê Kông hiện nay, là nghĩ ngay tới những con đập lớn đã, đang được xây trên dòng chính của sông Lan Thương - Mê Kông, phía thượng nguồn trên lãnh thổ Trung Quốc? Tôi có tìm đọc bài báo của James Burke trên tờ Epoch Times - 22.3.2010, trong đó nói đến phim “Tan chảy ở Tây Tạng” của nhà làm phim tài liệu Canada - Michael Buckley về những con sông bắt nguồn từ Tây Tạng, ảnh hưởng của việc xây đập trên dòng Mê Kông. M.Buckley nói: “Cách tốt nhất để giết chết một con sông là xây trên đó những cái đập”…
- Có ba hoạt động chính khai thác sông Mê Kông ảnh hưởng đến dòng chảy của nó.
Trước tiên là việc khai thác nước cho sinh hoạt của người dân và sản xuất, đặc biệt cho tưới tiêu. Diện tích tưới tiêu ở Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, năm 1998 lần lượt là 4,836, 2,767, 1,663, 0,270 và 0,167 triệu hécta. Sắp tới đây, với xu hướng khí hậu nóng lên cộng với tăng trưởng dân số, khả năng đáp ứng yêu cầu về nước sẽ ngày càng khó khăn.
Thứ hai, đó là việc xây các đập thuỷ điện trên dòng chính. Số đập trên dòng chính chính thức được Trung Quốc công bố là 8. Theo Michael Buckley, số đập mà họ dự kiến xây trên hai sông Nu (Salween) và Lan Thương (Mêkong) trên lãnh thổ này lên đến 31. Việc xây dựng các đập sẽ làm thay đổi dòng chảy, chất lượng nước và tài nguyên thuỷ sinh. Đó là điều mà báo cáo của tôi đã làm chỉ ra qua kết quả mô phỏng bằng mô hình toán tại hội nghị nói trên.
Thứ ba là việc chuyển nước từ lưu vực sông Mê Kông sang các lưu vực khác. Thái Lan có hai dự án chuyển nước: dự án Kok - Ing - Yom - Nan chuyển nước ra khỏi lưu vực, và dự án Kong - Chi - Mun chuyển nước trong lưu vực. Gây lo ngại lớn là dự án đồ sộ chuyển nước Nam - Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc với ba tuyến chuyển, dự kiến đưa 44,8 tỉ m3/năm nước từ sông Trường Giang sang sông Hoàng Hà, sau đó đến Bắc Kinh, Thiên Tân. Trong 17 tỉ m3/năm từ tuyến phía Tây, có nước sông Mêkông. Việc chuyển nước sẽ gây nhiều hậu quả về môi trường và về kinh tế xã hội to lớn ở hạ lưu.
Như vậy, ứng xử với dòng Mê Kông, cả sáu quốc gia nhất thiết phải tính đến những vấn đề lớn hơn, chung cho cả lưu vực ra sao?
- Đầu tháng 4.2010, trước khi diễn ra hội nghị của Uỷ hội sông Mê Kông ở Huahin (Thái Lan), Trung Quốc mời một đoàn gồm một số nước trong Uỷ ban sang tham quan đập Cảnh Hồng. Động thái này, lần đầu tiên, có vẻ để đối phó lại với dư luận quốc tế về hậu quả của việc xây dựng các đập trên sông Lan Thương hơn là một sự hợp tác thực chất.
Theo tôi, điều cần thiết là số liệu về thuỷ văn trên toàn lưu vực sông Mê Kông và chế độ vận hành các đập cần được chia sẻ giữa các quốc gia trong lưu vực để cùng nhau quản lý tốt các rủi ro có thể xảy ra trong lưu vực.
Gần đây, phía Trung Quốc cam kết sẽ cung cấp dữ liệu tại hai đập Cảnh Hồng và Mạn Loan vào 9h mỗi sáng thứ hai và kết thúc “vào cuối mùa khô”. Dữ liệu bao gồm các thông tin về mức nước, dòng chảy, lượng mưa mỗi ngày, nghĩa là chỉ một phần nhỏ các số liệu cần thiết. Nhưng dù sao đây cũng là một bước tiến trước yêu cầu chính đáng của các nước ở hạ lưu Mê Kông.
Quan điểm của ông về quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia có chung dòng Mê Kông?
- Tại hội nghị quốc tế nói trên đây, tôi đã trình bày quan điểm đồng thời cũng là kiến nghị của mình: Đây là một con sông quốc tế. Nước là tài nguyên có liên quan đến các quốc gia trong lưu vực. Do vậy các dự án chuyển nước cũng như các dự án xây dựng đập phải được xem xét một cách thận trọng nhất.
Trong cả hai trường hợp, nhất thiết phải có báo cáo tác động môi trường đối với toàn bộ lưu vực. Lợi ích của một quốc gia trong lưu vực không thể tách rời lợi ích của các quốc gia khác cùng chia sẻ lưu vực. Hợp tác để cùng phát triển bền vững là cách ứng xử đúng đắn nhất.
Ông có thể giải thích rõ hơn về từ “kép” ông dùng khi nói đến thách thức của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL?
- Nói Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu sự thách thức kép là vì thách thức từ phía nguồn, thượng lưu sông Mê Kông, và thách thức từ phía biển không tác động riêng lẻ mà quyện vào nhau thông qua sự giao thoa không một giây ngưng nghỉ giữa quá trình sông và quá trình biển, hay nói cách khác thông qua sự tương tác giữa ba yếu tố sông, sóng và triều, ngay trên đồng bằng.
- Các tác động của biến đổi khí hậu lên mỗi vùng sinh thái - kinh tế, ngoài những điểm chung, do các đặc thù địa lý của mỗi vùng, có những đặc điểm riêng không giống với các tác động lên các vùng sinh thái - kinh tế khác.
Để công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu thấm sâu, nâng cao hiểu biết và tính chủ động của người dân và cán bộ trên địa bàn, theo tôi nghĩ, Ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Chủ nhiệm CTMTQG cần tổ chức họp theo vùng (Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Duyên hải bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và đồng bằng sông Cửu Long) giới thiệu cụ thể các tác động của biến đổi khí hậu lên vùng, các thách thức mà người dân trong vùng cần vượt qua và chương trình hành động dự kiến bước đầu để được bổ sung. Làm tốt việc này là một bước quan trọng đặt việc triển khai CTMTQG lên đúng đường ray.
- Trước khi trả lời câu hỏi, tôi muốn nhắc lại rằng, nước là yếu tố sống còn cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. Cần thiết đến mức khi loài người thám hiểm các hành tinh khác, một trong những điều các nhà khoa học tìm kiếm đầu tiên là dấu vết của sự hiện diện của nước ở đó.
Vì vậy, một vùng lãnh thổ có được một dòng sông chảy qua là một điều may mắn cho vùng đất, cho người dân sinh sống nơi đó. Nhận thức này cần được nhấn mạnh để biết quý trọng dòng sông, giữ gìn và tôn tạo để nó có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững.
Quê tôi ở Mỹ Hiệp, một trong ba xã của cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, nằm giữa dòng sông Tiền. Nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học, từ 1980 - 1992, tôi là Phó Chủ nhiệm UB Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Từ 1983 - 1990, được Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cử làm Chủ nhiệm chương trình khoa học cấp Nhà nước “Điều tra cơ bản tổng hợp vùng ĐBSCL”(CT 60 - 02, 60 - B), tôi càng gần gũi với con sông quê hương.
Gắn bó với sự phát triển của ĐBSCL suốt 30 năm qua, chứng kiến thực tế khai thác dòng sông để phát triển của vùng đất này, tôi luôn nghĩ về nhiệm vụ phải bảo vệ sông Mê Kông, thấy nó cần được xem như một cơ thể sống, có cuộc sống của nó, với nhịp điệu và trao đổi, có quá khứ, hiện tại, tương lai mà chúng ta cần biết, càng rõ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, và tuỳ thuộc vào cách con người khai thác nó ra sao mà nó sẽ đáp ứng lại.
Có ý kiến cho rằng, cách gọi ĐBSCL như hiện nay là chưa chuẩn. Đúng ra, phải gọi là Đồng bằng hạ lưu Mê Kông. Gọi tên chính xác, để khi phát sinh vấn đề tìm được cách chính xác giải quyết? Quan điểm của ông với tư cách là một nhà khoa học hiện đang nghiên cứu các vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH), Giám đốc MDDRC?
- Gọi ĐBSCL cũng có cái lý của nó, cho người dân dễ hiểu. Xưa nay, nói ĐBSCL, người ta hiểu ngay nói đến vùng đất nào. Từ góc độ khoa học, thì đó là châu thổ sông Mê Kông phần đất Việt Nam. Tôi đã gọi vùng đất này như vậy trong báo cáo của tôi tại Hội nghị thường niên lần thứ 78 của UB Quốc tế về các đập lớn vừa qua tại Hà Nội, 23 - 26.5.2010.
Nói đến tình trạng của sông Mê Kông hiện nay, là nghĩ ngay tới những con đập lớn đã, đang được xây trên dòng chính của sông Lan Thương - Mê Kông, phía thượng nguồn trên lãnh thổ Trung Quốc? Tôi có tìm đọc bài báo của James Burke trên tờ Epoch Times - 22.3.2010, trong đó nói đến phim “Tan chảy ở Tây Tạng” của nhà làm phim tài liệu Canada - Michael Buckley về những con sông bắt nguồn từ Tây Tạng, ảnh hưởng của việc xây đập trên dòng Mê Kông. M.Buckley nói: “Cách tốt nhất để giết chết một con sông là xây trên đó những cái đập”…
- Có ba hoạt động chính khai thác sông Mê Kông ảnh hưởng đến dòng chảy của nó.
Trước tiên là việc khai thác nước cho sinh hoạt của người dân và sản xuất, đặc biệt cho tưới tiêu. Diện tích tưới tiêu ở Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, năm 1998 lần lượt là 4,836, 2,767, 1,663, 0,270 và 0,167 triệu hécta. Sắp tới đây, với xu hướng khí hậu nóng lên cộng với tăng trưởng dân số, khả năng đáp ứng yêu cầu về nước sẽ ngày càng khó khăn.
Thứ hai, đó là việc xây các đập thuỷ điện trên dòng chính. Số đập trên dòng chính chính thức được Trung Quốc công bố là 8. Theo Michael Buckley, số đập mà họ dự kiến xây trên hai sông Nu (Salween) và Lan Thương (Mêkong) trên lãnh thổ này lên đến 31. Việc xây dựng các đập sẽ làm thay đổi dòng chảy, chất lượng nước và tài nguyên thuỷ sinh. Đó là điều mà báo cáo của tôi đã làm chỉ ra qua kết quả mô phỏng bằng mô hình toán tại hội nghị nói trên.
Thứ ba là việc chuyển nước từ lưu vực sông Mê Kông sang các lưu vực khác. Thái Lan có hai dự án chuyển nước: dự án Kok - Ing - Yom - Nan chuyển nước ra khỏi lưu vực, và dự án Kong - Chi - Mun chuyển nước trong lưu vực. Gây lo ngại lớn là dự án đồ sộ chuyển nước Nam - Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc với ba tuyến chuyển, dự kiến đưa 44,8 tỉ m3/năm nước từ sông Trường Giang sang sông Hoàng Hà, sau đó đến Bắc Kinh, Thiên Tân. Trong 17 tỉ m3/năm từ tuyến phía Tây, có nước sông Mêkông. Việc chuyển nước sẽ gây nhiều hậu quả về môi trường và về kinh tế xã hội to lớn ở hạ lưu.
Như vậy, ứng xử với dòng Mê Kông, cả sáu quốc gia nhất thiết phải tính đến những vấn đề lớn hơn, chung cho cả lưu vực ra sao?
- Đầu tháng 4.2010, trước khi diễn ra hội nghị của Uỷ hội sông Mê Kông ở Huahin (Thái Lan), Trung Quốc mời một đoàn gồm một số nước trong Uỷ ban sang tham quan đập Cảnh Hồng. Động thái này, lần đầu tiên, có vẻ để đối phó lại với dư luận quốc tế về hậu quả của việc xây dựng các đập trên sông Lan Thương hơn là một sự hợp tác thực chất.
Theo tôi, điều cần thiết là số liệu về thuỷ văn trên toàn lưu vực sông Mê Kông và chế độ vận hành các đập cần được chia sẻ giữa các quốc gia trong lưu vực để cùng nhau quản lý tốt các rủi ro có thể xảy ra trong lưu vực.
Gần đây, phía Trung Quốc cam kết sẽ cung cấp dữ liệu tại hai đập Cảnh Hồng và Mạn Loan vào 9h mỗi sáng thứ hai và kết thúc “vào cuối mùa khô”. Dữ liệu bao gồm các thông tin về mức nước, dòng chảy, lượng mưa mỗi ngày, nghĩa là chỉ một phần nhỏ các số liệu cần thiết. Nhưng dù sao đây cũng là một bước tiến trước yêu cầu chính đáng của các nước ở hạ lưu Mê Kông.
Quan điểm của ông về quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia có chung dòng Mê Kông?
- Tại hội nghị quốc tế nói trên đây, tôi đã trình bày quan điểm đồng thời cũng là kiến nghị của mình: Đây là một con sông quốc tế. Nước là tài nguyên có liên quan đến các quốc gia trong lưu vực. Do vậy các dự án chuyển nước cũng như các dự án xây dựng đập phải được xem xét một cách thận trọng nhất.
Trong cả hai trường hợp, nhất thiết phải có báo cáo tác động môi trường đối với toàn bộ lưu vực. Lợi ích của một quốc gia trong lưu vực không thể tách rời lợi ích của các quốc gia khác cùng chia sẻ lưu vực. Hợp tác để cùng phát triển bền vững là cách ứng xử đúng đắn nhất.
Ông có thể giải thích rõ hơn về từ “kép” ông dùng khi nói đến thách thức của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL?
- Nói Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu sự thách thức kép là vì thách thức từ phía nguồn, thượng lưu sông Mê Kông, và thách thức từ phía biển không tác động riêng lẻ mà quyện vào nhau thông qua sự giao thoa không một giây ngưng nghỉ giữa quá trình sông và quá trình biển, hay nói cách khác thông qua sự tương tác giữa ba yếu tố sông, sóng và triều, ngay trên đồng bằng.
- Các tác động của biến đổi khí hậu lên mỗi vùng sinh thái - kinh tế, ngoài những điểm chung, do các đặc thù địa lý của mỗi vùng, có những đặc điểm riêng không giống với các tác động lên các vùng sinh thái - kinh tế khác.
Để công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu thấm sâu, nâng cao hiểu biết và tính chủ động của người dân và cán bộ trên địa bàn, theo tôi nghĩ, Ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Chủ nhiệm CTMTQG cần tổ chức họp theo vùng (Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Duyên hải bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và đồng bằng sông Cửu Long) giới thiệu cụ thể các tác động của biến đổi khí hậu lên vùng, các thách thức mà người dân trong vùng cần vượt qua và chương trình hành động dự kiến bước đầu để được bổ sung. Làm tốt việc này là một bước quan trọng đặt việc triển khai CTMTQG lên đúng đường ray.