Nước và các thách thức phát triển
- Thứ ba - 17/03/2015 17:44
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này

2015 là năm để đạt các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ
Nước là trung tâm của các thách thức này. Toàn bộ đời sống và sinh kế của con người cùng với tất cả các sinh vật sống khác đều phụ thuộc vào nước. Nếu không có nước sẽ không có một nền kinh tế sản xuất, không có cuộc sống đảm bảo an toàn sức khỏe, sẽ không sản xuất được điện, thực phẩm và các nhu cầu cơ bản khác của con người. Vì vậy, tuần lễ nước thế giới và ngày nước thế giới năm nay tập trung vào các vấn để này. Vai trò của nước đã được tập trung chú ý từ “Nước và an ninh Lương thực” năm 2012 qua “Hợp tác vì Nước” năm 2013 và “ Nước và Năng lượng” năm 2014 và năm nay 2015 là “ Nước và phát triển”.
Năm 2015, năm của các cam kết toàn cầu mới
Không phân biệt các chương trình mục tiêu về nước sẽ như thế nào trong SDGs nhưng rõ ràng rằng quản lý nước thông minh và bền vững là nền tảng quan trọng nhất của của sự phát triển.
Nếu không cải thiện cách quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên hữu hạn vốn dễ bị tổn thương chúng ta sẽ không thể đạt được các mục tiêu cơ bản như có điều kiện sinh kế tốt hơn cho tất cả đặc biệt là những người nghèo. Nghèo đói không chỉ xuất hiện ở những nước đang phát triển mà thậm chí có ở cả các quốc gia thu nhập trung bình và các quốc gia phát triển.
Nghèo đói, thiếu các nhu yếu phẩm cũng như bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ cơ bản là những thách thức hàng ngày tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay. Vì vậy, SDGs sẽ cần phải áp dụng cho tất cả. 2015 cũng là một năm mà các thỏa thuận về khí hậu toàn cầu mới sẽ được đề cập trong COP 21 tại Paris vào tháng 12. Các đánh giá lần thứ 5 của IPCC đã thể hiện rõ sự cần thiết phải hành động khẩn cấp về việc giảm phát thải khí nhà kính và mở rộng quy mô đầu tư và hành động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đánh giá trong báo cáo Khung đánh giá giảm nhẹ rủi ro thiên tai sẽ được thực hiện tại Sendai, Nhật Bản vào tháng 3/2015. Cả hai báo cáo đánh giá này sẽ liên kết chặt chẽ với nước và vai trò của nước trong ba khía cạnh chính của phát triển bền vững: phát triển kinh tế - công bằng và tiến bộ xã hội – duy trì môi trường lành mạnh và phong phú. Chương trình nghị sự sau năm 2015 và các mục tiêu phát triển bền vững sẽ thảo luận về các vấn để về nước theo các khía cạnh: nước sạch và vệ sinh môi trường (WASH); tài nguyên nước; sử dụng nước; quản lý nước; chất lượng nước; cải thiện các khả năng phục hồi các hệ sinh thái và giảm nhẹ thiên tai liên quan đến nước; các vấn đề về quản lý nước thải và giảm thiểu ô nhiễm. Sự cần thiết để làm nổi bật vài trò của nước trong các mục tiêu Thiên niên kỉ khác như các mục tiêu về thực phẩm, năng lượng, y tế, khí hậu.. cũng được tăng lên.
Những con đường phát triển mới
Để thể hiện được vai trò của Nước cho phát triển bền vững, cần thiết phải đưa các nước thành tâm điểm của các cuộc thảo luận toàn cầu trong các mục tiêu trong chương trình nghị sự sau năm 2015 trong bối cảnh địa phương. Nếu chúng ta muốn tiến xa hơn hơn, chuyên sâu hơn thì không chỉ đề cập trong các mục tiêu Thiên niên kỉ mà cần phải “Sáng tạo” cùng nhau suy nghĩ về con đường phát triển mới.
Các cộng đồng khác nhau trên thế giới thường phát triển theo những cách khác nhau, do vậy, cần phải thành lập các liên minh mới, thúc đẩy hợp tác công - tư và xã hội hóa để đạt được chương trình nghị sự phát triển hiệu quả và được sự chấp nhận của cộng đồng xã hội. Điều này liên quan đến việc xây dựng cầu nối giữa các ngành và cộng đồng như nước, lương thực, năng lượng, y tế và môi trường cũng như giữa các nhóm xã hội như cộng đồng - cá nhân - các tổ chức xã hội dân sự.
Thay đổi cục diện quan điểm toàn cầu
Chương trình nghị sự sau năm 2015 sẽ được định hình bởi các yếu tố quan trọng như tăng trưởng dân số liên tiếp, tăng mức thu nhập ở nhiều quốc gia, đô thị hóa,
tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi với mức phát triển nhanh tầng lớp trung lưu, xung đột và các mâu thuẫn, thách thức, tiếp tục chuyển đổi nhanh chóng từ các nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế dựa vào công nghiệp và dịch vụ, sản xuất, cùng với các tác động gia tăng của biến đổi khí hậu. Các vấn đề quan trọng này sẽ đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với an ninh nước, thực phẩm và năng lượng đặc biệt nước sẽ bị ảnh hưởng cả về lượng và chất lượng.
Xây dựng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu, đối phó với tình trạng thay đổi nhiệt độ và thủy văn, mực nước biển dâng, lũ lụt thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn, nạn hạn hán và các thiên tai liên quan đến nước một cách dài hạn đồng thời kêu gọi cách tiếp cận mới để giảm thiểu rủi ro và quản lý bất ổn. Tuy nhiên, cách tiếp cận như vậy cũng phải xem xét làm thế nào để phát huy tốt nhất mang tính gắn kết và sử dụng sức mạnh tổng hợp để thích ứng và giảm nhẹ BĐKH.
Con người và quan điểm xã hội
Chênh lệnh về tỉ lệ tiếp cận với nguồn nước, thực phẩm và năng lượng giữa người giàu và người nghèo, giữa những người tỉ phú và những người nghèo đói dưới đáy xã hội ngày càng cao cộng với việc tăng nhanh số lượng người trung lưu cùng với các nhu cầu về nước dùng của họ tăng theo, do vậy cần kêu gọi những cách thức mới để quản lý và cải thiện nước và các dịch vụ nước trên toàn cầu.
Nhận thức về sự thất thoát cũng như lãng phí trong quá trình sử dụng nước cũng như ý thức về giá trị thực sự của nước và năng lượng mà chúng ta đang sử dụng hiện nay cần được đề cao và chuyển hóa thành các hành động, thói quen cụ thể trong đời sống đặc biệt ở các nước có thu nhập quốc dân cao. Sự tôn trọng lẫn nhau trong nhận thức về quyền bình đẳng của con người trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên cần được chú ý, có nghĩa rằng chúng ta cần phải nghiên cứu và thực hiện các kế hoạch sử dụng nước hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên đang khan hiếm để có thể giải quyết các nhu cầu và sự thay đổi nguồn cung cấp trên toàn cầu.

Cần chú ý nhiều hơn việc phân bổ nguồn tài nguyên đất và nước. Tập trung nhiều hơn vào các nhu cầu về quyền công bằng trong sử dụng tiếp cận tài nguyên nước giữa các nhóm người tại một địa phương, giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Đồng thời, cũng cần phải nhìn thấy ở góc độ rộng hơn trong việc phân bố nguồn nước cho các nhóm hộ gia đình nông nghiệp nhỏ với các nhóm khác có liên quan trong xã hội để có thể đạt được sự bảo đảm cho quá trình tiếp cận nước của các nhóm này.
Quan điểm chính trị trong phát triển và tăng trưởng
Trong việc kiểm soát vấn đề tăng trưởng, quan điểm về chất lượng tăng trưởng là cần thiết: Cần nhấn mạnh sự tăng trưởng cần đồng hành với tính bền vững với môi trường và xã hội công bằng. Đối mặt với sự tăng nhanh chóng thu nhập bình quân đầu người trên toàn cầu và phát triển đô thị hóa, quan điểm này cũng phải có những nguyên tắc cơ sở cơ bản nhằm bảo vệ nguồn nước lâu dài.
Chương trình nghị sự phát triển đặt ra một số thách thức: thứ nhất là, cần phải hiểu đúng về người trả tiền và người hưởng lợi, liên quan đến thương mại nước và thứ hai là làm thế nào chúng ta chia sẻ, tái phân phối và thương mại nước và nước liên quan các lợi ích trong nước và giữa các quốc gia với nhau. Đồng thời, kêu gọi cải thiện quản trị theo các quy mô và lĩnh vực xã hội. Đặc biệt, đối với những nơi đang phải đối mặt với các vấn đề đặc biệt như các nước đang phát triển có điều kiện đất khô cằn, khí hậu khô hạn, bao gồm cả việc xem xét làm thế nào để tối ưu hóa các khoản trợ cấp các dịch vụ nước cho người nghèo.
Chương trình nghị sự sau năm 2015 về phát triển cần xem xét các vấn đề phát triển của nhân loại một cách toàn diện dựa trên hệ sinh thái tự nhiên toàn cầu, không phân biệt biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ.
Quyết định phát triển phải phản ánh chính xác hơn giá trị đầy đủ các dịch vụ hệ sinh thái để nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, và duy trì sinh khối và dòng chảy - từ đất đến động vật thủy sinh, từ điều tiết nước đến các đặc tính khí hậu - và để bảo tồn đa dạng sinh học. Khía cạnh môi trường của nước, năng lượng và an ninh lương thực, các khái niệm tăng trưởng xanh, cần phải trở nên rõ ràng.
Trong một thế giới đang thay đổi, chắc chắn chúng ta cần phải ngày càng tìm hiểu để xây dựng khả năng phục hồi bằng cách sống với thiên nhiên, và sử dụng tối ưu các lưu trữ tự nhiên trước và khi tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng.