Mối liên hệ phức tạp giữa nồng độ Phốt pho và quá trình loại Nitơ trong nước hồ

ảnh internet

ảnh internet

Trong hơn 10,000 hồ lớn khắp thế giới, một hồ đã được thử nghiệm nghiên cứu về các tác động của hồ lớn đối với thế giới. Theo một nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Khoa học, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Minnesota, Hoa Kì đã tiến hành nghiên cứu các mức độ nồng độ các chất Nitơ trong Hồ lớn (Lake Superior) cho thấy kết quả cả tốt lẫn xấu về sức khỏe của hồ về lâu dài trong những nỗ lực kiểm soát ô nhiễm hồ.

Trong khi rất nhiều nỗ lực làm sạch môi trường nước thường tập trung vào giảm lượng Phốt pho đã và đang có hiệu quả cao, thành công của quá trình này cũng gây ra kết quả làm suy giảm các chu trình vi sinh học để loại bỏ Nitơ trong nước. Ni tơ tích lũy trong các hồ lớn có thể dẫn đến ô nhiễm ni tơ ở vùng hạ lưu, trong các con sông và các vùng ven biển. Các phát hiện cho thấy các hoạt động gây tích tụ Nitơ do con người gây ra và các chu trình phốt pho đã thúc đẩy quá trình loại bỏ Nitơ ra khỏi các hồ loại trung bình và vừa. Nhưng tại rất nhiều các hồ lớn trên trái đất, quá trình này đang bị giảm do quá trình loại bỏ phốt pho dẫn đến tích tụ ni tơ.
 

“Hệ sinh thái nước ngọt, bao gồm các hồ, sông và vùng ngập nước chiếm một phần lớn diện tích trái đất đang bị tác động bởi các quá trình Nitơ hóa” tác giả nghiên cứu Jacques Finlay, giáo sư tại trường Đại học khoa học sinh học (CBS), Minesota, Hoa Kỳ cho hay. Qua việc giảm chất phốt pho gây ô nhiễm, chúng ta đôi khi lại làm giảm khả năng tự loại bỏ Nitơ ra khỏi các hồ nước ngọt. Gaston Small, giáo sư sinh thái học đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Để đánh giá tác tác động của phốt pho trong việc loại bỏ ni tơ khỏi nước, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp so sánh, kiểm tra sự khác biệt về lượng ni tơ vào và ra khỏi hồ theo chuỗi thời gian, đồng thời phân tích quá trình tích tụ ni tơ và phốt pho trong hồ.

Công trình nghiên cứu đã được thúc đẩy nghiên cứu về một chiếc hồ lớn đơn lẻ như Hồ Lớn (Lake Superior). Hồ này là một trong những hồ được mong đợi là sẽ có các hoạt động loại bỏ ni tơ hiệu quả, nhưng thực tế thì lại không như vậy. Trong hồ có một lượng phốt pho rất thấp, vì vậy công trình nghiên cứu phải tiên hành thêm các nghiên cứu tại các hệ thống khác ngoài hệ thống hồ đơn lẻ” giáo sư Finlay cho biết.

Các chất dinh dưỡng dư thừa có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Từ các chất thải thành phố qua nước thải, phân bón, ống xả xe cộ và các vật nuôi. Các nguồn từ các nông trại nông nghiệp hiện đang là một nguồn gây ra các chất dinh dưỡng dư thừa nhiều nhất trong các ngành nông nghiệp, ngoài ra phát tán từ các chất ô nhiễm không khí cũng là một nguồn tác động.

Nghiên cứu này không đề nghị chúng ta ngừng nỗ lực làm giảm phốt pho trong hồ, mà chúng ta cần phải chú ý đến các tương tác của các chất dinh dưỡng như ni tơ và phốt pho trong các hệ sinh thái để đạt được những nỗ lực hiệu quả hơn trong việc loại bỏ ô nhiễm  nito và phốt pho trong hệ sinh thái nước ngọt. 

Tác giả bài viết: Lê Oanh (dwrm dịch)

Nguồn tin: Science