Hàng tỉ người sẽ bị thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường vào năm 2030 trừ khi chúng ta tăng tốc thực hiện SDG6 gấp 4 lần
- Thứ sáu - 23/07/2021 15:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này

Ảnh minh họa
Báo cáo của Chương trình Giám sát chung (JMP) về Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ về nước sạch, vệ sinh và môi trường dân sinh giai đoạn 2000-2020 đã đưa ra các ước tính về khả năng tiếp cận với các dịch vụ nước của các hộ gia đình cho sinh hoạt, vệ sinh và môi trường trong 5 năm qua và đánh giá tiến độ đạt được Mục tiêu phát triển bền vững số 6 (SDG6) về “Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người vào năm 2030”. Đây cũng là lần đầu tiên, các dữ liệu quốc gia về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ được trình bày trong báo cáo này.
Báo cáo cũng cho biết, năm 2020, cứ 4 người thì có 1 người chưa được tiếp cận với điều kiện nước sạch và vệ sinh an toàn. Đại dịch COVID-19 đã làm nổi bật lên nhu cầu cấp thiết để đảm bảo mọi người có thể tiếp cận được với cơ sở hạ tầng vệ sinh cá nhân an toàn. Khi đại dịch bùng phát, cứ 10 người trên thế giới thì có 3 người không được rửa tay bằng xà phòng và không có đủ nước sạch ngay tại nhà của mình.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc WHO cho biết: “Rửa tay là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Do vậy, đầu tư vào nước, vệ sinh và vệ sinh phải là ưu tiên toàn cầu nếu chúng ta muốn chấm dứt đại dịch này và xây dựng các hệ thống y tế bền vững hơn sau đại dịch”.

Theo Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc WHO: Đầu tư vào nước, vệ sinh và vệ sinh phải là ưu tiên toàn cầu nếu chúng ta muốn chấm dứt đại dịch Covid -19 và xây dựng các hệ thống y tế bền vững hơn sau đại dịch

Theo Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc WHO: Đầu tư vào nước, vệ sinh và vệ sinh phải là ưu tiên toàn cầu nếu chúng ta muốn chấm dứt đại dịch Covid -19 và xây dựng các hệ thống y tế bền vững hơn sau đại dịch
Báo cáo cũng ghi nhận một số tiến bộ nhằm đạt được khả năng tiếp cận phổ cập đối với các dịch vụ nước, vệ sinh và vệ môi trường cơ bản (WASH). Từ năm 2016 đến năm 2020, dân số toàn cầu được tiếp cận với dịch vụ nước uống được quản lý an toàn tại nhà đã tăng từ 70% lên 74%; dịch vụ vệ sinh được quản lý an toàn tăng từ 47% lên 54%; và cơ sở hạ tầng, vật chất để vệ sinh cá nhân như rửa tay xà phòng với nước tăng từ 67% lên 71%.
Theo báo cáo, vào năm 2020, hiện trạng sử dụng hệ thống vệ sinh thô sơ đã được cải thiện. Các bể tự hoại, nhà vệ sinh thô sơ đã có bể chứa xử lý cơ bản thay vì xả thẳng ra môi trường hoặc xả trực tiếp qua các hệ thống cống rãnh như trước đây.
Báo cáo nêu rõ, nếu tốc độ thực hiện SDG6 hiện tại không được tăng tốc thì hàng tỷ trẻ em và gia đình sẽ bị bỏ lại phía sau do không có các dịch vụ vệ sinh cá nhân quan trọng vào năm 2030, cụ thể: Chỉ 81% dân số thế giới được sử dụng nước uống an toàn tại nhà còn 1,6 tỷ người không có nước; chỉ 67% dân số sẽ có dịch vụ vệ sinh an toàn, còn 2,8 tỷ người không có; và chỉ 78% sẽ có tiện nghi rửa tay cơ bản, còn lại 1,9 tỷ không có.
Báo cáo cũng ghi nhận sự bất bình đẳng lớn, trong đó, đối tượng dễ bị tổn thương là trẻ em và các gia đình nghèo phải gánh chịu nhiều nhất. Để đạt được khả năng tiếp cận phổ cập nước uống an toàn vào năm 2030, tốc độ thực hiện hiện tại ở các nước kém phát triển sẽ cần phải tăng gấp 10 lần. Đặc biệt, ở những nơi có nguy cơ thiếu nước uống an toàn cao gấp đôi, thì tốc độ thực hiện sẽ cần phải tăng tốc thêm 23 lần.
Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF, cho biết ngay cả trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, hàng triệu trẻ em và gia đình đã phải sống trong điều kiện không có nước sạch, không có nơi vệ sinh và môi trường sống bảo đảm an toàn. Mặc dù có những tiến bộ ấn tượng do UNICEF thực hiện cho đến nay đã mở rộng quy mô các dịch vụ sinh hoạt cơ bản này, tuy nhiên, nhu cầu vẫn ngày càng tăng và đáng báo động vẫn tiếp tục vượt quá khả năng đáp ứng của tổ chức. Do vậy, đã đến lúc cần đẩy nhanh nỗ lực của Unicef nhằm cung cấp cho mọi trẻ em và gia đình những nhu cầu cơ bản nhất về sức khỏe và hạnh phúc bao gồm cả việc chống lại các bệnh truyền nhiễm như COVID-19.
Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra các kết quả thực hiện các nhiệm vụ khác như sau:
Ở khu vực nông thôn, cứ 10 người thì có 8 người không được tiếp cận các dịch vụ cấp nước cơ bản, trong khi đó, tỉ lệ dân số được tiếp cận với điều kiện vệ sinh đảm bảo an toàn ở khu vực đô thị là 62%.
Tại khu vực cận Sahara của Châu Phi đang có tốc độ phát triển chậm nhất trên thế giới, chỉ có 54% người dân được sử dụng nước uống an toàn và có 25% người dân vẫn phải sống trong những điều kiện thiếu thốn trầm trọng.
Báo cáo dữ liệu về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và các em bé gái cho thấy, ở nhiều quốc gia, một tỷ lệ đáng kể phụ nữ và trẻ em gái không có đủ cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu cho sức khỏe sinh sản, đặc biệt có sự chênh lệch đáng kể với các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người nghèo và người khuyết tật.
Về cơ bản, việc tăng tốc độ thực hiện mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường (WASH) sẽ đòi hỏi sự ưu tiên ở cấp cao nhất trong quá trình ra quyết định của các tổ chức quốc tế, chính phủ, xã hội dân sự và khu vực tư nhân. WASH phải là một yếu tố cố định thường xuyên trong chương trình nghị sự tại các cuộc họp chính trị cấp cao để đảm bảo các quốc gia thành viên theo dõi được tiến độ thực hiện từ đó có những quyết sách thúc đẩy thực hiện kịp thời. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh đánh giá giữa kỳ sắp tới của Thập kỷ hành động về nước sẽ được thực hiện vào năm 2023, đây sẽ là hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc về nước và vệ sinh môi trường WASH trong gần 50 năm thực hiện.