Hạn hán, xâm nhập mặn gây thiệt hại tại nhiều địa phương
- Thứ năm - 18/02/2016 21:36
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này

Lúa của nông dân huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng chết khô vì mặn xâm nhập.
* Hiện, các tỉnh Tây Nguyên thiếu nghiêm trọng các công trình thủy lợi thâm canh cây cà-phê. Toàn vùng có hơn 573.400 ha cà-phê; trong đó có 532.499 ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch. Tỉnh Đác Lắc là địa phương có diện tích cà-phê nhiều nhất nước với hơn 204.500 ha; trong đó có 195 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch nhưng diện tích được tưới từ các công trình thủy lợi chỉ có 46.163 ha. Diện tích cà-phê còn lại tưới bằng nguồn nước suối và 2.800 giếng đào, giếng khoan. Tỉnh đã lập dự án và có kế hoạch đầu tư 15.310 tỷ đồng để phát triển thủy lợi trong vùng sản xuất cà-phê bền vững. Tỉnh Lâm Đồng có hơn 140 nghìn ha cà-phê nhưng chỉ có 50.335 ha được tưới từ các công trình thủy lợi.

Lúa của nông dân huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng chết khô vì mặn xâm nhập.

Lúa của nông dân huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng chết khô vì mặn xâm nhập.
* Tỉnh Sóc Trăng có hơn 6.000 ha lúa đông xuân bị ảnh hưởng nặng do hạn mặn. Huyện Trần Đề bị thiệt hại nặng nhất với hơn 500 ha lúa đang kỳ trổ bông chết khô; hơn 2.000 ha lúa bị ảnh hưởng nặng về năng suất do thiếu nước hoặc nước mặn khiến không phát triển được. Ở các địa phương như Long Phú, Kế Sách, ngoài lúa còn nhiều vườn cây ăn trái, hoa màu của nông dân bị ảnh hưởng nặng do mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.
* Tỉnh Hậu Giang đang triển khai mọi biện pháp phòng chống xâm nhập mặn, khô hạn để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, với phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Hiện tỉnh Hậu Giang đang gieo trồng gần 80 nghìn ha lúa đông xuân và khoảng 30 nghìn ha vườn cây ăn trái đang cho quả.
* Tỉnh Bạc Liêu có hơn 12 nghìn ha lúa đông xuân đã xuống giống đang có nguy cơ thiếu nước và bị mặn xâm nhập, chủ yếu ở vùng trọng điểm lúa đông xuân của các huyện Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai. Ngành chức năng đang triển khai mọi biện pháp điều tiết nước ngọt để cứu lúa.