SOS tài nguyên nước của ĐBSCL
- Thứ tư - 30/09/2009 05:07
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này

Di chuyển bằng xuống trên vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười.
Hai “trái tim” lớn nhất của ĐBSCL là vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Vào mùa mưa, hai nơi này lưu trữ hàng tỉ mét khối nước ngọt của sông Cửu Long và rồi chúng cung cấp dần dần cho tất cả các sông rạch vào mùa khô, vừa để nuôi sống cả đồng bằng, vừa để ngăn chặn nước biển xâm nhập.
Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ vừa qua, chúng ta đã “đổi” hai trái tim này để lấy hàng triệu tấn lúa, bằng cách đào nhiều kênh, mương, đắp đê bao để tiêu thoát và ngăn chặn nước đến hai nơi này. Vai trò ngăn chặn nước mặn xâm nhập vào mùa khô thì được thay thế bằng hệ thống đê-cống ven biển. Ở vùng gò cao ven biển thì trông nhờ vào nguồn nước mưa. Nhưng nước mưa chỉ có thể “chữa khát” chứ khó mà sử dụng để sản xuất đạt hiệu quả cao, vì nó cung cấp nước thất thường, nó là trái tim của “ông Trời”!
Vùng tây nam sông Hậu, nơi nước sông Cửu Long không thể đến được thì vẫn có đầy đủ nước là nhờ vào lớp than bùn của vùng U Minh. Đầu mùa mưa, lớp than bùn này tích lũy nước mưa để rồi cung cấp dần dần cho các vùng xung quanh khi mưa chấm dứt. Nhưng cháy rừng, khai thác than bùn và chuyển đổi thành đất nông nghiệp đã gần như “xóa xổ” trái tim này trong mấy thập niên vừa qua.
Một trái tim khác ít được ai quan tâm là lớp nước ngầm nằm sâu trong lòng đất. Nhưng trái tim này cũng đang đập “thoi thóp” vì có quá nhiều người khai thác. Khu đông dân cư, khu công nghiệp thì khai thác nước cho sinh hoạt và sản xuất. Vùng gò cao thì khai thác để tưới rau màu và vùng ven biển thì khai thác để nuôi tôm sú. Hiện nay, một số vùng vào mùa khô, mực nước ngầm tụt sâu hàng chục mét! Dù các nhà khoa học đã cảnh báo chuyện này từ lâu nhưng xem ra vẫn chưa có giải pháp khắc phục cụ thể. Cái khó đối với nguồn nước này là không phải chỉ có vấn đề khai thác quá mức, mà là nguồn nước để cung cấp cho nó cũng đang giảm. Vì vậy, chuyện “ngừng đập” của trái tim này chỉ còn là vấn đề thời gian!
Liệt kê ra những điều này làm chúng ta không khỏi giật mình: hơn 18 triệu dân của ĐBSCL với hàng chục thành phố và khu công nghiệp, mỗi năm sản xuất hàng triệu tấn lúa, tôm sú, cá ba sa, cây ăn trái, đang dựa chủ yếu vào nguồn nước mặt của sông Cửu Long. Nguồn nước này có thể xem như là “nguồn máu” quan trọng đang nuôi sống con người và toàn bộ nền kinh tế của ĐBSCL. Nhưng rất tiếc là “nguồn máu” này và các “trái tim” vận hành chúng đang thuộc về các nước ở thượng nguồn như Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Campuchia. Chúng đang nằm ngoài “cơ thể” của Việt Nam!
Lưu vực và dòng sông Cửu Long đang chịu áp lực thay đổi lớn, như việc xây các đập thủy điện trên dòng sông, việc phá rừng tự nhiên để mở rộng đất nông nghiệp, việc xây dựng các cụm dân cư hay khu công nghiệp cạnh bờ sông của Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam; cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, sẽ làm thay đổi nguồn nước mặt cung cấp cho ĐBSCL trong tương lai.
Sự thay đổi này cần được trù tính theo hướng số lượng thay đổi từ nhiều sang ít, chất lượng từ tốt sang xấu, thời gian từ sớm đến muộn và không gian từ cao đến thấp. Ví như các vùng ở ĐBSCL có địa hình cao, thì nguồn nước ngọt có nguy cơ sẽ đến trễ hơn, ít hơn và chất lượng kém hơn mọi năm.
Đây quả là một thách thức không nhỏ cho người dân ở ĐBSCL. Vì bấy lâu nay họ đã quen tư duy theo hướng nước không bao giờ thiếu. Từ đó dẫn đến tập quán không biết gìn giữ nguồn nước và tiết kiệm nước. Với người dân thì mọi thứ rác thải gia đình hay hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong sản xuất đều xả hết xuống sông rạch và nhờ dòng nước mang đi. Nhiều cụm dân cư, thành phố, khu công nghiệp chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, cũng xả thẳng xuống sông!
Khi lưu lượng nước sông Cửu Long giảm thì hai nguy cơ lớn nhất ở ĐBSCL là nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn và ô nhiễm nguồn nước. Nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô vì có quá nhiều kênh đào thông ra biển, thiếu nguồn nước ngọt để đẩy nước biển ra ngoài và lâu dài hơn là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho mực nước biển dâng cao. Ô nhiễm tăng là do dòng chảy bị ngăn chặn và vì thiếu nguồn nước để pha loãng và tiêu thoát chất ô nhiễm.
Khi nguồn nước mặn xâm nhập, thì chúng ta còn khả năng thích nghi bằng cách chuyển cơ cấu canh tác sang cây-con chịu mặn. Nhưng khi nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm thì chúng ta biết lấy nguồn nước nào để thay thế?
Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ vừa qua, chúng ta đã “đổi” hai trái tim này để lấy hàng triệu tấn lúa, bằng cách đào nhiều kênh, mương, đắp đê bao để tiêu thoát và ngăn chặn nước đến hai nơi này. Vai trò ngăn chặn nước mặn xâm nhập vào mùa khô thì được thay thế bằng hệ thống đê-cống ven biển. Ở vùng gò cao ven biển thì trông nhờ vào nguồn nước mưa. Nhưng nước mưa chỉ có thể “chữa khát” chứ khó mà sử dụng để sản xuất đạt hiệu quả cao, vì nó cung cấp nước thất thường, nó là trái tim của “ông Trời”!
Vùng tây nam sông Hậu, nơi nước sông Cửu Long không thể đến được thì vẫn có đầy đủ nước là nhờ vào lớp than bùn của vùng U Minh. Đầu mùa mưa, lớp than bùn này tích lũy nước mưa để rồi cung cấp dần dần cho các vùng xung quanh khi mưa chấm dứt. Nhưng cháy rừng, khai thác than bùn và chuyển đổi thành đất nông nghiệp đã gần như “xóa xổ” trái tim này trong mấy thập niên vừa qua.
Một trái tim khác ít được ai quan tâm là lớp nước ngầm nằm sâu trong lòng đất. Nhưng trái tim này cũng đang đập “thoi thóp” vì có quá nhiều người khai thác. Khu đông dân cư, khu công nghiệp thì khai thác nước cho sinh hoạt và sản xuất. Vùng gò cao thì khai thác để tưới rau màu và vùng ven biển thì khai thác để nuôi tôm sú. Hiện nay, một số vùng vào mùa khô, mực nước ngầm tụt sâu hàng chục mét! Dù các nhà khoa học đã cảnh báo chuyện này từ lâu nhưng xem ra vẫn chưa có giải pháp khắc phục cụ thể. Cái khó đối với nguồn nước này là không phải chỉ có vấn đề khai thác quá mức, mà là nguồn nước để cung cấp cho nó cũng đang giảm. Vì vậy, chuyện “ngừng đập” của trái tim này chỉ còn là vấn đề thời gian!
Liệt kê ra những điều này làm chúng ta không khỏi giật mình: hơn 18 triệu dân của ĐBSCL với hàng chục thành phố và khu công nghiệp, mỗi năm sản xuất hàng triệu tấn lúa, tôm sú, cá ba sa, cây ăn trái, đang dựa chủ yếu vào nguồn nước mặt của sông Cửu Long. Nguồn nước này có thể xem như là “nguồn máu” quan trọng đang nuôi sống con người và toàn bộ nền kinh tế của ĐBSCL. Nhưng rất tiếc là “nguồn máu” này và các “trái tim” vận hành chúng đang thuộc về các nước ở thượng nguồn như Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Campuchia. Chúng đang nằm ngoài “cơ thể” của Việt Nam!
Lưu vực và dòng sông Cửu Long đang chịu áp lực thay đổi lớn, như việc xây các đập thủy điện trên dòng sông, việc phá rừng tự nhiên để mở rộng đất nông nghiệp, việc xây dựng các cụm dân cư hay khu công nghiệp cạnh bờ sông của Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam; cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, sẽ làm thay đổi nguồn nước mặt cung cấp cho ĐBSCL trong tương lai.
Sự thay đổi này cần được trù tính theo hướng số lượng thay đổi từ nhiều sang ít, chất lượng từ tốt sang xấu, thời gian từ sớm đến muộn và không gian từ cao đến thấp. Ví như các vùng ở ĐBSCL có địa hình cao, thì nguồn nước ngọt có nguy cơ sẽ đến trễ hơn, ít hơn và chất lượng kém hơn mọi năm.
Đây quả là một thách thức không nhỏ cho người dân ở ĐBSCL. Vì bấy lâu nay họ đã quen tư duy theo hướng nước không bao giờ thiếu. Từ đó dẫn đến tập quán không biết gìn giữ nguồn nước và tiết kiệm nước. Với người dân thì mọi thứ rác thải gia đình hay hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong sản xuất đều xả hết xuống sông rạch và nhờ dòng nước mang đi. Nhiều cụm dân cư, thành phố, khu công nghiệp chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, cũng xả thẳng xuống sông!
Khi lưu lượng nước sông Cửu Long giảm thì hai nguy cơ lớn nhất ở ĐBSCL là nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn và ô nhiễm nguồn nước. Nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô vì có quá nhiều kênh đào thông ra biển, thiếu nguồn nước ngọt để đẩy nước biển ra ngoài và lâu dài hơn là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho mực nước biển dâng cao. Ô nhiễm tăng là do dòng chảy bị ngăn chặn và vì thiếu nguồn nước để pha loãng và tiêu thoát chất ô nhiễm.
Khi nguồn nước mặn xâm nhập, thì chúng ta còn khả năng thích nghi bằng cách chuyển cơ cấu canh tác sang cây-con chịu mặn. Nhưng khi nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm thì chúng ta biết lấy nguồn nước nào để thay thế?