THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÁNG 6 NĂM 2022

Thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực sông Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 2.061km2. Trong phạm vi Thành phố hiện nay có 23 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất.

Đối với tài nguyên nước dưới đất TP Hồ Chí Minh gồm 5 tầng chứa nước chính: tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trungthượng (qp2-3), tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocene trung (n2 2 ), tầng chứa nước Pliocene hạ (n2 1 ). Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội - thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước như sau: tầng chứa nước qp3 là 206.017m3 /ngày, tầng chứa nước qp2-3 là 325.317m3 /ngày, tầng chứa nước qp1 là 310.945m3 /ngày, tầng chứa nước n2 2 là 414.586m3 /ngày, tầng chứa nước n2 1 là 276.380m3 /ngày.

Tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3) 

Trong phạm vi thành phố, mực nước trung bình tháng 5 dâng so với tháng 4. Giá trị dâng cao nhất là 0,75m tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi (Q09902B) và giá trị hạ thấp nhất là 0,38m tại xã Đồng Dù, huyện Củ Chi (Q804020). 

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -2,65m tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12 (Q011020) và sâu nhất là -8,83m tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (Q808020). Trong tháng 6 và tháng 7 mực nước có xu thế dâng là chính.

Tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3) 

Trong phạm vi thành phố, mực nước trung bình tháng 5 dâng so với tháng 4. Giá trị dâng cao nhất là 3,11m tại phường Đông Hưng, Quận 12 (Q019340). 

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -4,17m tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi (Q00202B) và sâu nhất là -18,39m tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 (Q011340). Trong tháng 6 và tháng 7 mực nước có xu thế dâng.

Tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1)

Trong phạm vi thành phố, mực nước trung bình tháng 5 dâng so với tháng 4. Giá trị dâng cao nhất là 0,08m tại TT Tân Túc, huyện Bình Chánh (Q605040) và giá trị hạ thấp nhất là 0,12m tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ (Q821040M1). 

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -3,44m tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ (Q821040M1) và sâu nhất là -15,77m tại TT Tân Túc, huyện Bình Chánh (Q605040). Trong tháng 6 và tháng 7 mực nước có xu thế hạ.

Tầng chứa nước Pliocene trung (n2 2)

Trong phạm vi thành phố, mực nước trung bình tháng 5 dâng so với tháng 4. Giá trị dâng cao nhất là 0,46m tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12 (Q011040) và giá trị hạ thấp nhất là 0,11m tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (Q808040).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -10,1m tại xã Đồng Dù, huyện Củ Chi (Q80404T) và sâu nhất là -20,17m tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12 (Q011040). Trong tháng 6 và tháng 7 mực nước có xu thế dâng.

Tầng chứa nước Pliocene hạ (n2 1)

Trong phạm vi thành phố, mực nước trung bình tháng 5 hạ so với tháng 4. Giá trị hạ thấp nhất là 0,11m tại xã Đồng Dù, huyện Củ Chi (Q80404ZM1). 

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -9,67m tại TT Tân Túc, huyện Bình Chánh (Q605060) và sâu nhất là -12,06m tại xã Đồng Dù, huyện Củ Chi (Q80404ZM1). Trong tháng 6 và tháng 7 mực nước có xu thế dâng.

CHI TIẾT KẾT QUẢ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 6 NĂM 2022 XIN MỜI XEM TẠI ĐÂY.
 
 
 
 

Tác giả bài viết: DWRM