Chẳng dòng sông, kênh rạch nào thoát ô nhiễm
- Thứ sáu - 16/10/2009 22:37
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này

Cảnh sát môi trường và HĐND thành phố giám sát xả thải tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh lại được thiên nhiên ưu đãi cho một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, len lỏi qua khắp 24 quận, huyện.
Những dòng kênh đen
Những số liệu về hứng, tải ô nhiễm của hệ thống kênh rạch trên địa bàn thành phố khiến cho những ai - dù hững hờ thờ ơ nhất - cũng phải rùng mình về mức độ ô nhiễm. Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của thành phố mỗi ngày bị đầu độc bởi sơ sơ có 40 tấn rác thải các loại và 70.000m3 nước thải công nghiệp (vài năm trước số liệu này là 200.000m3)... chưa qua xử lý.
Với một thực trạng như vậy, thử hỏi làm sao những dòng kênh xanh, không biến thành những dòng kênh bị “ung thư”. Những dòng kênh khu vực ngoại thành vốn là những dòng kênh xanh nhưng đang trên đà biến thành những dòng kênh đen.
Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Bình Chánh cung cấp một số liệu trong một đợt giám sát của Hội đồng Nhân dân thành phố, trong hệ thống 72 tuyến kênh trên địa bàn huyện, đến nay không còn bất cứ dòng kênh nào mà không bị ô nhiễm nặng. Không ô nhiễm làm sao được, khi có đến hơn 1.000 cơ sở sản xuất được di dời từ nội thành ra đóng chân trên địa bàn huyện, hằng ngày âm thầm xả thải.
Theo một kết quả kiểm tra mới đây của Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Bình Chánh, chỉ có vỏn vẹn 22 trong số gần 1.000 cơ sở sản xuất có trang bị hệ thống xử lý nước thải. Trang bị là một chuyện, còn việc số lượng ít ỏi cơ sở sản xuất có trang bị hệ thống xử lý nước thải có vận hành hay không là chuyện khác. Đó mới chỉ là thông tin cấp quận, huyện, còn thông tin cấp thành phố sẽ khiến nhiều người bị sốc: 70% chiều dài của các tuyến kênh trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm nặng.
Hiện nay, có một số điểm nóng ô nhiễm cần phải ưu tiên khắc phục. Trong đó, tuyến kênh An Hạ - Thầy Cai được xếp vào nhóm ô nhiễm gia tăng nhanh nhất. Tuyến kênh này hứng chịu toàn bộ lượng nước thải ô nhiễm từ Khu công nghiệp Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) và Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) và vô số các cơ sở sản xuất nhỏ khác. Ô nhiễm nước kênh An Hạ - Thầy Cai chủ yếu là hóa chất dệt nhuộm, hóa chất phục vụ ngành caosu, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng...
Sông Sài Gòn cũng không thoát ô nhiễm
Ô nhiễm không chỉ là chuyện của các dòng kênh, mà ngay cả lưu vực sông Đồng Nai - trong đó có sông Sài Gòn, nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 10 triệu dân của khu vực kinh tế trong điểm phía nam - cũng đang bị đầu độc. Lưu vực sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh, thành: Đắc Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, TPHCM, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước.
Theo đánh giá của Bộ TNMT: “Đây là một trong 3 lưu vực sông lớn và quan trọng nhất của Việt Nam, có một tầm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn của khu vực kinh tế trọng điểm phía nam”. Quan trọng là vậy, nhưng nó vẫn cứ bị con người phụ bạc. Hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển đô thị... được các nhà khoa học xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nói chung và sông Sài Gòn nói riêng.
Theo một công trình nghiên cứu của kỹ sư Võ Thị Ngọc Hạnh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Dương - thì chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 11 khu công nghiệp xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn, khối lượng nước thải mỗi khu ít nhất là 1.200m3/ngày và nhiều nhất là 5.600m3/ngày.
Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu công nghiệp cũng thải vào lưu vực sông Sài Gòn 45.000m3/ngày. Trong đó, các ngành độc hại như sản xuất giấy thải ra 7.700m3; dệt nhuộm 4.200m3 và chế biến mủ caosu 9.600m3/ngày. Riêng đối với hoạt động chăn nuôi, mỗi ngày thải ra hơn 24.500m3 nước thải...
Còn đối với TPHCM, số liệu về khối lượng nước thải công nghiệp thải vào lưu vực sông Sài Gòn không được công bố, nhưng con số thực tế có thể là 250.000m3/ngày đêm. Còn theo số liệu của Bộ Tài nguyên - Môi trường, trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có gần 500 làng nghề, 9.000 cơ sở sản xuất, 1.633 cơ sở y tế... xả nước thải vào lưu vực, trong đó hầu hết là nước thải chưa qua xử lý.
Thực tế này giải thích vì sao lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng, đe doạ nguồn nước sinh hoạt của hơn 10 triệu dân. Những bức xúc xung quanh vấn đề bảo vệ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai không phải là chuyện mới mẻ. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, chất lượng nước thô cung cấp cho các nhà máy nước của TPHCM bị giảm sút nghiêm trọng. TPHCM đã phải chỉ đạo cho các cơ quan chức năng lập một đề án để bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn.
Một năm đã trôi qua, kể từ khi Hội đồng Nhân dân thành phố tổ chức hội nghị chuyên đề môi trường, bàn các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, nhưng kết quả sau 1 năm vẫn chưa có gì cụ thể; không khí, nguồn nước tiếp tục bị ô nhiễm, có dấu hiệu mỗi ngày một thêm trầm trọng.
Những dòng kênh đen
Những số liệu về hứng, tải ô nhiễm của hệ thống kênh rạch trên địa bàn thành phố khiến cho những ai - dù hững hờ thờ ơ nhất - cũng phải rùng mình về mức độ ô nhiễm. Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của thành phố mỗi ngày bị đầu độc bởi sơ sơ có 40 tấn rác thải các loại và 70.000m3 nước thải công nghiệp (vài năm trước số liệu này là 200.000m3)... chưa qua xử lý.
Với một thực trạng như vậy, thử hỏi làm sao những dòng kênh xanh, không biến thành những dòng kênh bị “ung thư”. Những dòng kênh khu vực ngoại thành vốn là những dòng kênh xanh nhưng đang trên đà biến thành những dòng kênh đen.
Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Bình Chánh cung cấp một số liệu trong một đợt giám sát của Hội đồng Nhân dân thành phố, trong hệ thống 72 tuyến kênh trên địa bàn huyện, đến nay không còn bất cứ dòng kênh nào mà không bị ô nhiễm nặng. Không ô nhiễm làm sao được, khi có đến hơn 1.000 cơ sở sản xuất được di dời từ nội thành ra đóng chân trên địa bàn huyện, hằng ngày âm thầm xả thải.
Theo một kết quả kiểm tra mới đây của Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Bình Chánh, chỉ có vỏn vẹn 22 trong số gần 1.000 cơ sở sản xuất có trang bị hệ thống xử lý nước thải. Trang bị là một chuyện, còn việc số lượng ít ỏi cơ sở sản xuất có trang bị hệ thống xử lý nước thải có vận hành hay không là chuyện khác. Đó mới chỉ là thông tin cấp quận, huyện, còn thông tin cấp thành phố sẽ khiến nhiều người bị sốc: 70% chiều dài của các tuyến kênh trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm nặng.
Hiện nay, có một số điểm nóng ô nhiễm cần phải ưu tiên khắc phục. Trong đó, tuyến kênh An Hạ - Thầy Cai được xếp vào nhóm ô nhiễm gia tăng nhanh nhất. Tuyến kênh này hứng chịu toàn bộ lượng nước thải ô nhiễm từ Khu công nghiệp Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) và Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) và vô số các cơ sở sản xuất nhỏ khác. Ô nhiễm nước kênh An Hạ - Thầy Cai chủ yếu là hóa chất dệt nhuộm, hóa chất phục vụ ngành caosu, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng...
Sông Sài Gòn cũng không thoát ô nhiễm
Ô nhiễm không chỉ là chuyện của các dòng kênh, mà ngay cả lưu vực sông Đồng Nai - trong đó có sông Sài Gòn, nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 10 triệu dân của khu vực kinh tế trong điểm phía nam - cũng đang bị đầu độc. Lưu vực sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh, thành: Đắc Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, TPHCM, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước.
Theo đánh giá của Bộ TNMT: “Đây là một trong 3 lưu vực sông lớn và quan trọng nhất của Việt Nam, có một tầm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn của khu vực kinh tế trọng điểm phía nam”. Quan trọng là vậy, nhưng nó vẫn cứ bị con người phụ bạc. Hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển đô thị... được các nhà khoa học xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nói chung và sông Sài Gòn nói riêng.
Theo một công trình nghiên cứu của kỹ sư Võ Thị Ngọc Hạnh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Dương - thì chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 11 khu công nghiệp xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn, khối lượng nước thải mỗi khu ít nhất là 1.200m3/ngày và nhiều nhất là 5.600m3/ngày.
Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu công nghiệp cũng thải vào lưu vực sông Sài Gòn 45.000m3/ngày. Trong đó, các ngành độc hại như sản xuất giấy thải ra 7.700m3; dệt nhuộm 4.200m3 và chế biến mủ caosu 9.600m3/ngày. Riêng đối với hoạt động chăn nuôi, mỗi ngày thải ra hơn 24.500m3 nước thải...
Còn đối với TPHCM, số liệu về khối lượng nước thải công nghiệp thải vào lưu vực sông Sài Gòn không được công bố, nhưng con số thực tế có thể là 250.000m3/ngày đêm. Còn theo số liệu của Bộ Tài nguyên - Môi trường, trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có gần 500 làng nghề, 9.000 cơ sở sản xuất, 1.633 cơ sở y tế... xả nước thải vào lưu vực, trong đó hầu hết là nước thải chưa qua xử lý.
Thực tế này giải thích vì sao lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng, đe doạ nguồn nước sinh hoạt của hơn 10 triệu dân. Những bức xúc xung quanh vấn đề bảo vệ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai không phải là chuyện mới mẻ. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, chất lượng nước thô cung cấp cho các nhà máy nước của TPHCM bị giảm sút nghiêm trọng. TPHCM đã phải chỉ đạo cho các cơ quan chức năng lập một đề án để bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn.
Một năm đã trôi qua, kể từ khi Hội đồng Nhân dân thành phố tổ chức hội nghị chuyên đề môi trường, bàn các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, nhưng kết quả sau 1 năm vẫn chưa có gì cụ thể; không khí, nguồn nước tiếp tục bị ô nhiễm, có dấu hiệu mỗi ngày một thêm trầm trọng.